MUJI - Đế chế “không thương hiệu” lừng danh đến từ Nhật Bản

11:20 11/09/2023

Trong bối cảnh tiếp thị ngày nay, việc xây dựng thương hiệu không chỉ đứng sau chất lượng sản phẩm mà còn trở thành một ưu tiên quan trọng đối với nhiều công ty. Tuy nhiên, MUJI đã chọn hướng “less is more", đối lập hoàn toàn với xu hướng này.

Lối đi riêng của thương hiệu

Ảnh minh họa

Trong bối cảnh tăng lạm phát ở Nhật, MUJI đã mở cửa hàng bán các sản phẩm dưới 4 USD để hấp dẫn người tiêu dùng. Chiến lược này đã thành công, giúp cửa hàng MUJI cạnh tranh trực tiếp với các hiệu thuốc và cửa hàng 100 Yên, những ngành có sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua trong tình hình giảm phát ở Nhật Bản.

Ra đời vào năm 1980, MUJI được biết đến là một thương hiệu bán lẻ có mặt ở hầu hết chuỗi siêu thị tại Nhật Bản. Họ nổi tiếng với việc sản xuất các sản phẩm chất lượng, không có nhãn dán, và hiện đã mở rộng tới 31 quốc gia trên toàn thế giới. Với hơn 1.000 cửa hàng và hơn 7.000 sản phẩm trong ba dòng chính bao gồm thực phẩm, sản phẩm gia đình, nội thất và cùng quần áo, MUJI đã trở thành một thương hiệu đa dạng và phát triển mạnh mẽ.

Được biết, từ MUJI là từ viết tắt của "Mujirushi Ryohin", có nghĩa là "sản phẩm chất lượng nhưng không có thương hiệu". Sự thành công của thương hiệu bán lẻ được ước tính trị giá gần 6 tỷ USD này được bắt nguồn từ ba yếu tố cốt lõi: chất lượng sản phẩm, khả năng cá nhân hóa dựa trên tính phổ quát của sản phẩm và lòng trung thành với triết lý "Less is More" - tư tưởng về cuộc sống đơn giản nhưng đầy đủ. Triết lý này được thể hiện thông qua sự tập trung vào tính đơn giản của sản phẩm, thay vì không ngừng đổi mới theo xu hướng, MUJI tập trung vào việc cải thiện chất lượng và độ bền của sản phẩm.

MUJI tiếp cận khách hàng bằng cách đảm bảo mỗi sản phẩm chỉ tập trung vào một tính năng duy nhất, nhằm giải quyết những khía cạnh nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Họ luôn hướng đến việc mang đến sự hài lòng "đủ dùng" cho khách hàng.

Trong bối cảnh tăng lạm phát ở Nhật, MUJI đã mở cửa hàng bán các sản phẩm dưới 4 USD để hấp dẫn người tiêu dùng. Chiến lược này đã thành công, giúp cửa hàng MUJI cạnh tranh trực tiếp với các hiệu thuốc và cửa hàng 100 Yên, những ngành có sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua trong tình hình giảm phát ở Nhật Bản.

Chiến lược “Made in Vietnam”

Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, MUJI đã linh hoạt tối ưu hóa quy trình sản xuất và hợp tác mạnh mẽ với các nhà sản xuất tại đây để giảm chi phí vận chuyển và giá thành sản phẩm. Hiện, khoảng 30% sản phẩm MUJI được sản xuất tại Việt Nam, với tỷ lệ cao hơn đối với nhóm áo thun nam và nữ là 96-97%, cùng nhóm ba lô và túi đeo vai là 98%.

Doanh thu của các cửa hàng MUJI Việt Nam đang có sự tăng trưởng tích cực. Từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, MUJI chỉ có 80 nhân viên, hiện tại MUJI Việt Nam đã tăng lên hơn 300 nhân viên.

Năm 2019, khi MUJI mới chào đón thị trường Việt Nam, thương hiệu này đã đề ra mục tiêu mở từ 8-10 cửa hàng tại đây. Theo đại diện của thương hiệu, họ tin rằng năm 2023 sẽ là thời điểm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của MUJI tại Việt Nam, với kế hoạch mở khoảng 2-3 cửa hàng mới.

Sự đầu tư mạnh tay của MUJI và các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng bởi thị trường bán lẻ ở Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 142 tỷ USD lên 350 tỷ USD vào năm 2025.
H.C (t/h)