Giá lương thực toàn cầu tăng cao, ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi buộc phải tăng lãi suất

11:24 23/03/2021

Gần đây, nhiều ngân hàng trung ương đã công bố các nghị quyết về lãi suất. Các nền kinh tế phát triển lớn tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp, trong khi các nền kinh tế thị trường mới nổi như Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu trong việc tăng lãi suất.

Vào ngày 17 tháng 3, Ngân hàng Trung ương Brazil đã dẫn đầu trong việc tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, đánh dấu sự khởi đầu của một làn sóng tăng lãi suất mới của các Ngân hàng Trung ương ở các thị trường mới nổi. Một ngày sau đó, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã nâng lãi suất lãi suất repo chuẩn từ 17% lên 19%. Ngày 19 tháng 3, Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã nâng lãi suất chuẩn lên 4,50%, theo ước tính của thị trường là 4,25%. Ngược lại, gói hỗ trợ và kích thích kinh tế mới trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Hoa Kỳ mới bắt đầu được thực hiện trong khi châu Âu, Australia và những nơi khác đang đẩy mạnh mua nợ. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Đằng sau làn sóng tăng lãi suất là lạm phát tăng vọt ở các khu vực khác nhau do giá lương thực toàn cầu tăng chóng mặt. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giá lương thực toàn cầu đã tăng 20% ​​trong năm 2020. Sau khi bước sang năm nay, giá hầu hết các mặt hàng nông sản chính vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chỉ số giá lương thực do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tổng hợp đã tăng trong 9 tháng liên tiếp, đạt 116 điểm trong tháng 2, mức cao nhất kể từ tháng 7/2014. Với việc giá lương thực tăng nhanh, lạm phát ở các thị trường mới nổi đã lên đến mức đáng lo ngại, tỷ lệ lạm phát của Argentina trong hai tháng đầu năm nay đều lên tới 8% và tỷ lệ lạm phát thực phẩm của Nigeria trong tháng 2 tăng 21,79% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong 15 năm trở lại đây. Tình trạng ở Argentina và những nơi khác chỉ là mô hình thu nhỏ của các thị trường mới nổi.

Chương trình Lương thực của Liên hợp quốc ước tính vào năm 2019, 149 triệu người ở 79 quốc gia đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, và đến cuối năm 2020, con số này tăng lên 272 triệu người, tăng gần gấp đôi. Để đối phó với thách thức về an toàn thực phẩm, nhiều cơ quan quốc tế đã cùng kêu gọi chính phủ các nước đảm bảo lưu thông thương mại thực phẩm trên toàn thế giới. Chỉ số Nông nghiệp Toàn cầu S&P tăng tháng thứ 9 liên tiếp, đạt mức cao nhất trong 7 năm. Bên cạnh thực phẩm, giá của các mặt hàng nhu yếu phẩm khác bao gồm cả rau quả, dầu ăn, đường, các sản phẩm từ sữa và thịt cũng không tránh khỏi xu hướng tăng lên. Mặc dù vụ thu hoạch gần đây đã giúp giảm bớt áp lực tăng giá lương thực trong ngắn hạn nhưng áp lực dài hạn vẫn tồn tại. Ngoài ra, các vấn đề như tồn kho, nguồn cung cùng với thời tiết khắc nghiệt, giá dịch vụ hậu cần tăng cao và đầu cơ giá nông sản tương lai ở Phố Wall đều khiến thế giới có khả năng đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng hơn.

Các nền kinh tế phát triển tiếp tục áp dụng các chính sách tiền tệ lỏng lẻo để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Tuy nhiên điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy kỳ vọng lạm phát, dẫn đến sự gia tăng liên tục của lợi suất trái phiếu kho bạc dài hạn và gia tăng biến động thị trường tài chính. Trong bối cảnh đó, mặc dù vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cơn đại dịch mới, nhưng một số nền kinh tế thị trường mới nổi đã phải tăng lãi suất càng sớm càng tốt để kiềm chế đồng tiền mất giá và lạm phát cao. Như vậy, các nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ phải đối mặt với môi trường bên trong và bên ngoài khắc nghiệt hơn và con đường phục hồi có thể dài hơn.

TL