Doanh nhân Phan Thanh Dũng: Cuộc sống đã dạy tôi bài học sâu sắc, đó là, muốn đi xa phải đi cùng nhau

08:58 20/08/2021

Nghiền ngẫm về câu nói “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, nhưng nếu muốn đi xa phải đi cùng nhau”, doanh nhân Phan Thanh Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Đầu tư MCC (MCC Group) là người có đủ trải nghiệm để chứng minh câu nói trên là chính xác. Đối với Phan Thanh Dũng – Chủ tịch MCC Group thì Covid-19 ngoài thách thức, đó thực sự còn là cơ hội để bứt phá. Và họ thật sự đã có những bứt phát ngoại mục trong cả hai lĩnh vực: thương mại toàn cầu và bất động sản.

Xuất thân là dân kỹ sư, năm 2007, Phan Thanh Dũng rời cơ quan nhà nước để cùng 2 người bạn mở công ty kiểm định chất lượng công trình. Tuy nhiên may mắn và thành công không đến ngay với chàng kỹ sư trẻ. Toàn là dân kỹ sư ra làm kinh doanh, thiếu kiến thức về quản trị, nhất là quản trị tài chính, nên không duy trì được dòng tiền. Công ty rơi vào cảnh nợ lương nhân viên; cổ đông bỏ cuộc; tôi không cam lòng, quyết giữ lại pháp nhân công ty và đi tiếp một mình. 

Ông Phan Thanh Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ tập đoàn MCC Group. Nguồn: Inernet
Ông Phan Thanh Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ tập đoàn MCC Group. Nguồn: Inernet.

Nghiền ngẫm và nhận thấy nghề Kiểm định chất lượng công trình doanh thu và lợi nhuận thấp, hầu hết chỉ phụ thuộc vào khối lượng thanh toán của bên A với chủ đầu tư. Có khi làm hàng năm trời vẫn chưa được thanh toán, khó phát triển. ông tự hỏi tại sao mình không chuyển sang làm Thi công? Và rồi ông liên danh với một số nhà thầu để được tham gia vào các dự án.

Năm 2013, công ty của ông được mời dự thầu một dự án lớn, giá trị cao, nhưng điều kiện mà chủ đầu tư đề ra rất ngặt nghèo: nhà thầu phải tự bỏ kinh phí thi công trước rồi nhận thanh toán sau. Trong khi các đối tác liên danh của anh đều buông tay vì sợ rủi ro, thì Phan Thanh Dũng lại quyết đi một mình vì tin tưởng uy tín của chủ đầu tư. “Mặt khác, nếu thành công, tôi sẽ khẳng định được năng lực của Công ty và nhiều cơ hội mới sẽ đến”, ông nói.

Lần này, may mắn đã mỉm cười với ông. Dự án hoàn thành tốt đẹp khiến ông ngày càng tự tin. Công ty của ông cũng được giao thầu thêm nhiều hạng mục.

Tự tin giúp ông “liều mình” chuyển hướng sang làm chủ đầu tư năm 2016. Nhưng đây cũng là bước ngoặt để Phan Thanh Dũng chiêm nghiệm lại mục tiêu thực sự của mình là “đi nhanh” hay “đi xa”?

Dự án đầu tiên công ty ông xin được giấy phép ở huyện Đại Từ - Thái Nguyên. Quyết tâm “đánh nhanh thắng nhanh”, nhưng không ngờ ông mắc ngay khâu giải phóng mặt bằng, phát sinh vượt xa mức dự kiến. Người dân liên tục tạo sức ép bằng cách quay lại cấy lúa và yêu cầu chi trả tiền giải phóng mặt bằng, đồng thời đòi hỗ trợ họ cả vụ mùa trên diện tích đất đã bị thu hồi.

Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng lên tới cả chục tỷ đồng. Ông phải vay mượn khắp nơi, huy động tiền từ nhiều dự án khác để bù mà không vẫn không thấm vào đâu. Giấy phép không dễ gì được cấp và chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm, nếu không kịp triển khai sẽ bị thu hồi. Khi đó, sẽ mất uy tín với chính quyền địa phương và đương nhiên mất luôn cơ hội để trở thành nhà Nhà đầu tư về sau.

Xoay xở đủ đường, tôi ngày càng đi vào bế tắc. Bạn bè trong nghề khuyên tôi nên kêu gọi vốn để bổ sung nguồn lực; nhưng đã bao năm quen đi một mình, tôi không khỏi trăn trở. Gọi vốn, chấp nhận chia sẻ cơ hội, lợi nhuận chỉ là chuyện nhỏ. Nỗi lo các nhà đầu tư không đi đến cùng... mới là điều tôi cảm thấy bất an. Tình thế bây giờ không giống ngày xưa, nếu họ bỏ cuộc giữa chừng. Tôi sẽ chìm sâu...Không gọi vốn, không có kinh phí đền bù cho người dân... tôi sẽ trắng tay. Gọi được vốn mà không tới, đối tác không ổn định thì không chỉ mất sạch mà còn ngập sâu. Tôi hoang mang tột cùng. Biết làm gì bây giờ?".- ông Dũng kể

Nhận thức rằng, không thể mãi “đơn thương độc mã” trên thương trường, ông lại miệt mài đi gặp gỡ, thuyết trình không mệt mỏi về tầm nhìn, cơ hội, tiềm năng của dự án. Cuối cùng, sau bao nỗ lực, Phan Thanh Dũng đã kết nối được với các nhà đầu tư uy tín, có tiềm lực tài chính làm cổ đông chiến lược.

Từ nguồn lực được bổ sung, dự án được đẩy nhanh tiến độ và dự kiến cuối quý II/2020 sẽ hoàn thành thi công, đưa dự án này trở thành khu đô thị kiểu mẫu của tỉnh Thái Nguyên. 

Nghiền ngẫm về câu nói “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, nhưng nếu muốn đi xa phải đi cùng nhau”, doanh nhân Phan Thanh Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Đầu tư MCC (MCC Group) là người có đủ trải nghiệm để chứng minh câu nói trên là chính xác. Nguồn: Internet
Nghiền ngẫm về câu nói “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, nhưng nếu muốn đi xa phải đi cùng nhau”, doanh nhân Phan Thanh Dũng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MCC Group là người có đủ trải nghiệm để chứng minh câu nói trên là chính xác. Nguồn: Internet.

“Trong quá trình này, nhờ có thêm nhân lực và tài lực, chúng tôi nhanh chóng mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, đặt mục tiêu nhân rộng mô hình trên ra khắp 500 huyện, thị xã của cả nước... Đồng thời, Công ty cũng hoàn thiện hệ thống quản trị và chính thức trở thành MCC Group vào năm 2019”, Phan Thanh Dũng nói.

Cũng theo CEO Phan Thanh Dũng, MCC không phải là viết tắt của một cụm từ tiếng Anh, mà chỉ đơn giản là “mình cùng có”. “Sau bao năm đi một mình, cuối cùng, cuộc sống đã dạy tôi bài học sâu sắc, đó là, muốn đi xa phải đi cùng nhau”, ông giãi bày.

Covid-19 ngoài thách thức, đó thực sự còn là cơ hội để bứt phá

Là một doanh nghiệp bất động sản còn non trẻ, MCC Group cũng hứng chịu những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, của hành lang pháp lý thị trường chưa được tháo gỡ, của chính sách thắt chặt vốn cho lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng và tâm lý thận trọng với việc đầu tư bất động sản của phần đa các nhà đầu tư… Khó khăn chồng chất khó khăn khiến Ban lãnh đạo MCC Group không ít lần phải cân não với quyết định đi tiếp hay dừng lại.

Ông Phan Thanh Dũng – Chủ tịch HĐQT MCC Group cho biết: “Là một công ty còn non trẻ, trước những thách thức của thị trường đã khiến chúng tôi gặp không ít khó khăn, phải đặt ra bài toán co hẹp lại bộ máy nhân sự để tồn tại qua mùa dịch. Thế nhưng, sau nhiều buổi họp bàn đối sách Ban lãnh đạo MCC Group vẫn kiên định với chủ trương nhân sự chính là chìa khóa nội tại để phục hồi và phát triển sau dịch nên không thể cắt giảm nhân sự. May mắn thay trong thời khắc khó khăn nhất, chúng tôi đã tìm ra cho mình một hướng đi mới trong lĩnh vực thương mại toàn cầu, cụ thể là xuất khẩu hàng Việt thông qua sản Thương mại điện tử Amazon.

Nhờ các mối quan hệ cá nhân mà chúng tôi kết nối được với những chuyên gia hàng đầu về Amazon tại Việt Nam tham gia cố vấn, hỗ trợ chúng tôi từ những ngày đầu lấn sàn. Chúng tôi bắt đầu từ các sản phẩm y tế thiết yếu mà thế giới đang khan hiếm như: khẩu trang y tế, nước rửa tay khô, bộ đồ bảo hộ y tế… Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt thành của ban cố vấn và sự nhanh nhạy của đội ngũ cán bộ nhân viên, MCC Group đã nhanh chóng thu về những đồng ngoại tệ quý giá để thực hiện cam kết không cắt giảm biên chế, đảm bảo lương thưởng, duy trì phúc lợi cho toàn bộ CBNV trong tập đoàn và tạo nguồn lực thực hiện các mục tiêu trong lĩnh vực bất động sản – lĩnh vực mũi nhọn của công ty.”

Nhờ vậy mà trong năm 2020, tập đoàn MCC Group đã nghiên cứu đầu tư và xúc tiến pháp lý cho hơn 30 dự án tại 20 tỉnh thành trên cả nước. "Theo định hướng phát triển của tập đoàn từ nay đến hết năm 2025, bất động sản tiếp tục là mảng kinh doanh cốt lõi. Chúng tôi cũng sẽ chú trọng gia tăng tỉ trọng các sản phẩm bất động sản nhà ở thương mại, đa dạng hóa về phân cấp và loại hình; tiếp tục đầu tư các khu đô thị kết hợp công nghiệp đón đầu xu hướng.

“Trong cuộc họp gần đây nhất Ban lãnh đạo tập đoàn đã quán triệt tinh thần dù kế hoạch kinh doanh có điều chỉnh thêm mảng thương mại toàn cầu và vì yếu tố thị trường bất lợi do dịch bệnh, nhưng kế hoạch mở rộng quỹ đất vẫn sẽ tiếp tục, thậm chí gia tăng mạnh hơn, bởi việc tích lũy quỹ đất vào thời điểm này sẽ đảm bảo giúp công ty có được lợi thế lớn một khi thị trường bất động sản tăng trưởng trở lại.” ông Dũng cho biết thêm.

Gia Minh (tổng hợp)