Cơ hội nào cho các doanh nghiệp từ sân chơi hạ tầng điện khí LNG?

08:35 09/05/2024

Vai trò điện khí hóa lỏng được xác lập từ Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị và cụ thể hóa trong tổng sơ đồ điện VIII. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng đề xuất và triển khai gấp rút các dự án liên quan tới điện khí LNG trên cả nước.

Sự đa dạng của thị trường điện khí LNG

Năng lượng LNG ngày càng trở thành một phương thức năng lượng quan trọng, việc đầu tư và xây dựng hạ tầng điện khí LNG đã trở thành một cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Các dự án xây dựng nhà máy LNG, hệ thống vận chuyển và lưu trữ LNG đòi hỏi sự tham gia của các công ty xây dựng, nhà thầu và các nhà cung cấp thiết bị. Điều này tạo ra không chỉ cơ hội về lợi nhuận mà còn cung cấp việc làm và tạo đà phát triển cho ngành công nghiệp liên quan.

Ảnh minh họaẢnh minh họa.

LNG là một nguồn năng lượng linh hoạt và dễ vận chuyển. Việc phát triển hạ tầng điện khí LNG tạo ra cơ hội xuất khẩu và giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp. Các quốc gia có nguồn cung LNG dồi dào có thể xuất khẩu LNG sang các quốc gia khác, đồng thời mở rộng mạng lưới vận chuyển và cung ứng LNG. Điều này tạo ra một thị trường toàn cầu, nơi các doanh nghiệp có thể tham gia và hợp tác với nhau để tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội.

Ngoài ra, việc phát triển hạ tầng điện khí LNG đòi hỏi sự đổi mới công nghệ và sáng tạo. Các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để phát triển và áp dụng các công nghệ mới, từ quy trình khai thác LNG, hệ thống vận chuyển, đến công nghệ lưu trữ và sử dụng LNG. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tiên tiến để tăng cường hiệu suất, giảm thiểu khí thải và tối ưu hóa quy trình sản xuất LNG. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Cơ hội cho các doanh nghiệp

Hiện nay, với sự gia tăng nhu cầu về LNG, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ngành công nghiệp này cũng có cơ hội phát triển. Các doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển, lưu trữ, bảo dưỡng và bảo trì hạ tầng LNG. Ngoài ra, các dịch vụ tư vấn về quản lý rủi ro, tiêu chuẩn an toàn và tuân thủ quy định cũng sẽ trở nên quan trọng trong ngành công nghiệp LNG.

Điển hình như các dự án là kho tiếp nhận khí LNG và tái hóa khí thiên nhiên hóa lỏng Hải Linh Vũng Tàu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kho chứa LNG 1MMTPA Thị Vải tại KCN Cái Mép dự kiến hoàn thành trong năm 2023, dự án kho LNG miền Bắc tại TP. Hải Phòng công suất sức chứa 80.000 m3 sẽ hoàn thành giai đoạn 2026-2030.

Một trong các kịch bản được tính tới trong Quy hoạch điện VIII là tăng cường phát triển năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và tăng cường xây dựng các nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG nhập khẩu.

Kịch bản này đã được cụ thể hóa bằng hàng loạt mục tiêu phát triển giai đoạn đến năm 2030 trong bản quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Trong 13 dự án nhiệt điện LNG thuộc danh mục ưu tiên quan trọng của ngành điện cũng như quy hoạch điện VIII đang tìm cách đẩy nhanh triển khai để kịp tiến độ trước 2030.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu, chậm nhất đến 15/7 phải lựa chọn được nhà đầu tư cho các dự án điện sử dụng khí LNG tại Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Thuận.

Ông Diên đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát vướng mắc, chủ động xử lý theo thẩm quyền, nhất là các vấn đề quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh chủ trương đầu tư… để triển khai các dự án.triển khai.

ông Lê Văn Tám - Chủ tịch Công ty TNHH Hải Linh,
Ông Lê Văn Tám - Chủ tịch Công ty TNHH Hải Linh (Ảnh: Phan Chính)

Trong số các doanh nghiệp sớm nhận diện sức hút sân chơi hạ tầng điện khí, Công ty TNHH Hải Linh được coi là lá cờ đầu về độ nhanh nhạy, cũng như mức độ thành công ban đầu.

Theo ông Lê Văn Tám - Chủ tịch Công ty TNHH Hải Linh, đến nay sở hữu bộ sưu tập các dự án hạ tầng xăng dầu, kho chứa LNG từ Bắc vào Nam rất ấn tượng.

Ông Tám cho biết, dự án kho tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng và tái hóa khí thiên nhiên Hải Linh Vũng Tàu quy mô 220.000m3 (giai đoạn 1 là 120.000m3) tại KCN Cái Mép có tổng trị giá khoảng 8.400 tỷ đồng (30% là vốn tự có, còn lại là vay ngân hàng trong nước). Dự án này đã được phê duyệt vào Quy hoạch phát triển công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

“Với diện tích đất 9ha, dự án nhằm tiếp cận LNG từ nguồn nhập khẩu và sau đó tái hóa khí để cung cấp cho các khách hàng tiêu thụ khí tại khu vực miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong số các khách hàng mục tiêu của dự án, bao gồm cả các nhà máy điện, đạm trong KCN Phú Mỹ và có tính đến KCN Nhơn Trạch”, ông Tám chia sẻ.

 Phan Nguyên An