2 tỷ phú tự thân Hàn Quốc tự nguyện quyên góp một nửa tài sản

09:00 28/02/2021

Hai tỷ phú tự thân Hàn Quốc đã cam kết quyên góp một nửa số tài sản của họ - điều hiếm thấy ở quốc gia có hoạt động kinh doanh bị chi phối và kiểm soát bởi các tập đoàn gia tộc tài phiệt.

Kim Beom-su, người sáng lập ứng dụng nhắn tin lớn nhất Hàn Quốc KakaoTalk, đã tuyên bố trong tháng này rằng, ông sẽ quyên góp hơn một nửa tài sản ước tính 9,6 tỷ đô la Mỹ của mình để cố gắng "giải quyết các vấn đề xã hội". Kế tiếp, Kim Bong-jin của ứng dụng giao đồ ăn Woowa Brothers và vợ, Bomi Sul trở thành những người Hàn Quốc đầu tiên ký cam kết The Giving Pledge: chiến dịch khuyến khích những người cực kỳ giàu có đóng góp phần lớn tài sản của họ cho các hoạt động thiện nguyện. 

Tỷ phú Kim Bong-jin và vợ
Tỷ phú Kim Bong-jin và vợ. (Ảnh: internet) 
Tỷ phú Kim Beom-su
Tỷ phú Kim Beom-su. (Ảnh: internet) 

Cả hai tỷ phú Kim đều đi ngược với hầu hết giới siêu giàu nước này. Tầng lớp này bao gồm phần lớn hậu duệ của các “chaebol”, những tập đoàn gia đình lớn mạnh, đã tạo nên sự phát triển bùng nổ sau chiến tranh và hiện nay vẫn thống trị nền kinh tế.

Theo trang web của The Giving Pledge, đã có hơn 200 tỷ phú trên khắp thế giới đã ký cam kết. Nhưng trước đây đây chỉ một "cam kết đạo đức" mà không được công nhận về mặt pháp lý. Tổ chức này đã rất khó khăn để đạt được kết quả ở Đông Á vì xã hội tại khu vực này như Trung Quốc, Hàn Quốc chủ yếu vẫn hướng về gia đình, với mối quan hệ tài chính kéo dài đến tuổi trưởng thành khi cha mẹ tài trợ cho con cái về giáo dục đại học và nhà ở, và ít có ý thức về trách nhiệm cung cấp cho những người “không phải họ hàng”.

Hoạt động từ thiện công cộng có một lịch sử hạn chế đối với những người siêu giàu ở Hàn Quốc khi các gia tộc chaebol thường duy trì sự kiểm soát thông qua mạng lưới sở hữu chéo phức tạp giữa các công ty con. Tuy nhiên, theo nhận định của giới đầu ngành: “Các chiến lược quản lý theo định hướng gia đình có thể đã hiệu quả với các doanh nghiệp sản xuất, nhưng chúng ta đã bước vào kỷ nguyên mà các doanh nghiệp mới nổi không thực sự được hưởng lợi từ những cách thức như vậy. Đây là những ngành công nghiệp sáng tạo và khó đoán, và họ cần các chuyên gia, không phải thành viên gia đình, lãnh đạo để phát triển mạnh mẽ".

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách có trụ sở tại Washington, hầu hết các khoản quyên góp theo Giving Pledge đã được chuyển đến các quỹ tư nhân do người thân của nhà tài trợ kiểm soát hoặc quỹ do nhà tài trợ tư vấn, cho phép người tặng "giữ quyền kiểm soát quản lý đáng kể đối với hàng triệu đô la từ thiện"

Luật pháp Hàn Quốc cũng cung cấp cho các nhà tài trợ một số lợi ích về thuế, tùy thuộc vào đối tượng thụ hưởng và cách thức trao tặng được cấu trúc. Một số gia đình chaebol đã tham gia vào các hoạt động từ thiện nổi tiếng. Chủ tịch danh dự của Hyundai Motor Chung Mong-Koo đã ủng hộ một nền tảng cùng tên bằng tài sản cá nhân của mình và tập đoàn Samsung - tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc đã thành lập Leeum, Bảo tàng Nghệ thuật Samsung ở Seoul, nơi trưng bày bộ sưu tập phong phú các cổ vật và tác phẩm hiện đại.

TL