Việt Nam sẽ trở thành điểm đến cho các nhà cung ứng của ASML

21:36 12/03/2023

Theo Reuters, các nhà cung ứng của ASML - thương hiệu thiết bị sản xuất chip số 1 thế giới sắp đến thăm Việt Nam, Malaysia và Singapore và xem xét đặt nhà máy.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo Reuters, các nhà cung ứng của ASML - thương hiệu thiết bị sản xuất chip số 1 thế giới - đang cân nhắc xây nhà máy tại Đông Nam Á nhằm xây dựng các nhà máy sản xuất chip, đây là một nỗ lực nhằm giảm bớt sự tiếp xúc của công ty này đối với cuộc chiến chip giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nguồn tin của Reuters cho biết lãnh đạo từ hàng chục công ty công nghệ là các nhà cung ứng của ASML sẽ đến thăm Đông Nam Á tuần tới. Theo tài liệu từ Brabant Development, công ty Hà Lan là bên tổ chức chuyến đi, điểm đến dự kiến là Việt Nam, Malaysia và Singapore.

Theo báo cáo, phần lớn các doanh nghiệp sẽ tham gia, vì họ đang cân nhắc mở rộng/thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam hoặc Malaysia. Báo cáo do Brabant Development Agency kết hợp Brainport Industries chuẩn bị. Brainport Industries đại diện cho 200 công ty sản xuất công nghệ cao gần thành phố Eindhoven (Hà Lan).

Theo các nguồn tin, ít nhất hai công ty đang đàm phán với đối tác ở Việt Nam để xây nhà máy. Ngoài ra, Malaysia cũng là một lựa chọn đáng chú ý vì một số công ty đã có cơ sở vật chất tại đây.

Các khoản đầu tư tiềm năng nằm trong chiến lược dài hơi nhằm giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, theo nguồn tin của Reuters.

Các công ty tham gia chuyến đi gồm Neways, chuyên phát triển các đơn vị điều khiển điện và năng lượng cho hệ thống in thạch bản cho ASML, cùng các công ty Bestronics, AAE BV, BKB Precision, HQ Group, KMWE Group, Sempro, Sioux Technologies. Việc tìm hiểu đầu tư vào Đông Nam Á được cho là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm giảm mở rộng thị trường.

Những công ty này chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Trong khi đó, VDL ETG, cũng tham gia chuyến đi, cho biết họ "đã có nhiều chi nhánh khác ở châu Á và không có ý định rời Trung Quốc".

Một nguồn tin của Reuters tiết lộ, một trong các công ty đã tiến hành thảo luận cao hơn với đối tác Việt Nam để xây nhà máy. Một hãng khác nhiều khả năng cũng sẽ đầu tư vào Việt Nam.

Chính phủ Hà Lan chưa bao giờ cấp phép cho ASML bán máy móc hiện đại nhất cho khách hàng tại Trung Quốc. Các máy in thạch bản của hãng có thể lên tới 160 triệu EUR (170 triệu USD) mỗi máy, được dùng để sản xuất vi mạch của chip máy tính.

Ngày 8/3 vừa qua, chính phủ Hà Lan đã chịu áp lực của Mỹ trong việc ngăn chặn việc bán công nghệ của ASML cho Trung Quốc khi họ đưa ra các hạn chế mới trong nỗ lực bảo vệ an ninh quốc gia của Hà Lan.

Do những hạn chế này, trước tiên các công ty sẽ phải xin giấy phép xuất khẩu công nghệ chip nhưng điều này chỉ áp dụng cho các hệ thống có thông số kỹ thuật cao có thể tạo ra các công cụ chip nhỏ nhất, mạnh nhất do ASML sản xuất. Các nhà cung cấp Trung Quốc không thể sản xuất các sản phẩm cao cấp dành riêng cho điện thoại thông minh, máy chủ và công nghệ tiên tiến khác, do đó, quốc gia này phải dựa vào các công ty khác từ các khu vực khác nhau như ASML của Hà Lan.

Việc thiếu khả năng tiếp cận với công nghệ ASML là một "cản trở nghiêm trọng" đối với nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp chip nội địa của đất nước này.

Thu Trà (t/h)