
ASML hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc
Tuyên bố của ASML được đưa ra sau khi Bloomberg cho biết quan chức Nhật Bản, Hà Lan và Mỹ đã đàm phán để hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận máy móc sản xuất bán dẫn tiên tiến.
ASML Holding cho biết chính phủ Hà Lan đã đạt được thỏa thuận về những hạn chế mới đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn sang Trung Quốc.
ASML, nhà cung cấp thiết bị cho các nhà sản xuất chip, đã bị hạn chế bán các công cụ tiên tiến nhất của mình cho Trung Quốc kể từ năm 2019.
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về chất bán dẫn ngày càng trở nên tồi tệ kể từ đó, khiến Washington vào tháng 10 đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với các công ty sản xuất thiết bị chip của chính họ.
Mới đây nhất, chính phủ Hà Lan và Nhật Bản đã có cuộc thảo luận với Hoa Kỳ về vấn đề này, với kết quả được cho là sẽ yêu cầu các công ty trong ngành bán dẫn hạn chế xuất khẩu máy móc, thiết bị quan trọng sang Trung Quốc.
Bình luận về tin tức này, đại diện ASML cho biết: "Các bước đã được thực hiện để hướng tới một thỏa thuận giữa các chính phủ, mà theo hiểu biết của chúng tôi là sẽ tập trung vào công nghệ sản xuất chip thế hệ mới, bao gồm nhưng không giới hạn ở công cụ in thạch bản tiên tiến".
Theo người này, các biện pháp này chưa tác động đáng kể đến dự báo tài chính năm 2023 của hãng. Công ty bán dẫn Hà Lan nhấn mạnh, trước khi có hiệu lực, các yêu cầu sẽ phải được nêu chi tiết và triển khai thành luật. "Việc này sẽ mất thời gian", đại diện ASML nói thêm.
Tuyên bố của ASML được đưa ra sau khi Bloomberg cho biết quan chức Nhật Bản, Hà Lan và Mỹ đã đàm phán để hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận máy móc sản xuất bán dẫn tiên tiến.
Cũng theo Bloomberg, kết quả đàm phán không được thông báo công khai. Tuy nhiên, một số nguồn tiết lộ nội dung cuộc họp gồm tăng cường hạn chế đối với ASML, ngăn công ty Hà Lan này bán một số thiết bị như máy quang khắc chip cho Trung Quốc, trong đó có máy quang khắc bằng tia siêu cực tím (EUV).

ASML là một liên doanh giữa Philips và công ty sản xuất chip ASM International, được thành lập vào năm 1984. Hiện tại, công ty có trụ sở ở Veldhoven, Hà Lan; cũng là nơi nghiên cứu, phát triển, sản xuất và lắp ráp các sản phẩm, thiết bị của ASML.
Dù có thể không nổi tiếng như Apple, Intel hay Samsung, nhưng ASML được coi là công ty công nghệ lớn thứ hai châu Âu về giá trị vốn hóa. Các nhà sản xuất chip trên thế giới đều phải mua máy móc từ ASML để chế tạo các chip bán dẫn sử dụng trong điện thoại, máy tính, ô tô và máy chủ. Các khách hàng lớn nhất của ASML phải kế đến Intel, Samsung cũng như TSMC Đài Loan. ASML có cơ sở khách hàng trên toàn thế giới và hơn sáu mươi điểm dịch vụ tại mười sáu quốc gia. Công ty được liệt kê trên cả Sở giao dịch chứng khoán AEX và NASDAQ.
Một trong những lợi thế chủ chốt của ASML so với các đối thủ toàn cầu khác là công nghệ in litho siêu cực tím EUV thế hệ mới mà công ty làm chủ. Các cỗ máy EUV thường có giá trên 100 triệu Euro/chiếc. Các công nghệ trên những cỗ máy này đã giúp kéo dài thêm tính đúng đắn của định luật Moore, khi cho rằng sức mạnh bộ xử lý sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 tháng.
Phương Linh
Cùng chuyên mục


Hoa Kỳ và Nhật Bản đạt được thỏa thuận về khoáng sản được sử dụng trong pin cho ô tô điện

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản

Hãng hàng không Ấn Độ phải hủy các chuyến bay quốc tế do thiếu nhân viên

Singapore: Ngân sách 2023 hỗ trợ các doanh nghiệp

Kinh tế châu Á được dự báo tăng trưởng 4,7% năm 2023
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản