Triết lý sống của ông chủ Nvidia

10:44 30/03/2024

Theo đúc kết của Jensen Huang, thành công của mỗi con người sẽ khó có được nếu không trải qua những thử thách. Vì vậy, nếu muốn thành công, cần phải sẵn lòng đối mặt với những thử thách.

Ảnh minh họa
Theo Jensen Huang, nếu không trải qua gian khổ, các bạn trẻ sẽ không đạt được thành công.

Chia sẻ thông điệp với sinh viên tại Đại học Stanford trong một buổi nói chuyện tại Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Stanford, CEO của Tập đoàn Nvidia- Jensen Huang đã truyền đạt một thông điệp đơn giản tới những người trẻ muốn đạt được thành công là: Không có thành quả nào nào mà không đi kèm với những khó khăn, thách thức.

Khi được hỏi về cách giúp sinh viên có thể đạt được thành công, Jensen Huang trả lời rằng: "Sự vĩ đại không phụ thuộc vào trí tuệ mà đến từ đạo đức và phẩm chất của mỗi người. Và những đức tính này không được hình thành từ sự thông minh, mà từ những trải nghiệm khó khăn mà chúng ta trải qua".

Được biết, ông Jensen Huang - người sáng lập Nvidia vào năm 1993 đã đạt được thành công vang dội với công ty chip máy tính của mình. Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, Nvidia đã trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới, giúp ông Huang trở thành một trong những tỷ phú hàng đầu với tài sản ròng ước tính 79,4 tỷ USD.

Trong buổi chia sẻ với sinh viên Stanford, Jensen Huang đã nói về lòng kiên nhẫn cần có khi xây dựng một doanh nghiệp thành công. Ông thừa nhận rằng, ông đã đặt ra kỳ vọng thấp và liên tục đưa ra cảnh báo về việc kỳ vọng quá cao có thể làm suy yếu đi khả năng đối mặt với thất bại. Ông kêu gọi sinh viên phải sẵn lòng trải qua những khó khăn và học cách đứng dậy sau mỗi thất bại.

Trải qua giai đoạn khó khăn vào những năm 1996 khi Nvidia gần như phá sản, Jensen Huang đã học được bài học quý giá về việc đọc vị thị trường và nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng. Ông đã dũng cảm loại bỏ những công nghệ cũ và đầu tư vào một mô hình chip mới, từ đó đưa công ty trở thành một thành công lớn mạnh hàng đầu thế giới. Huang vẫn sử dụng cụm từ "nỗi đau và khổ sở" để nhấn mạnh rằng những thử thách là cơ hội để nhân viên của ông có thể học hỏi và phát triển hơn.

H.C (t/h)