Thị trường xăng dầu thế giới có một tuần đầy biến động

13:08 05/09/2021

Tuần qua, thị trường dầu thế giới ghi nhận hàng loạt biến động. Theo đó, ở phiên giao dịch đầu tuần (30/8) giá dầu tăng mạnh trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận đánh giá tích của Fed về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ.

 Giá xăng dầu thế giới

Khép tuần giao dịch, ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 69,10 USD/thùng, giảm 0,89 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2021 đứng ở mức 72,45 USD/thùng, giảm 0,58 USD/thùng trong phiên.

Tuần qua, thị trường dầu thế giới ghi nhận hàng loạt biến động. Theo đó, ở phiên giao dịch đầu tuần (30/8) giá dầu tăng mạnh trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận đánh giá tích của Fed về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ.

Trong bài phát biểu sau Hội nghị Jackson Hole, Wyoming hàng năm của Fed, Chủ tịch FED khẳng định nền kinh tế Mỹ đã đạt được trạng thái tăng trưởng mà không còn cần nhiều sự hỗ trợ về chính sách.

Bài phát biểu của Chủ tịch FED Jerome Powell cũng một lần nữa khẳng định lạm phát đang ở mức ổn định xung quanh lãi suất mục tiêu 2% của FED và FED có đủ cơ sở để kiểm soát diễn biến của lạm phát. “Sự gia tăng lạm phát hiện tại là nhất thời và cuối cùng sẽ giảm xuống mức mục tiêu. Đây là một trong những yếu tố cần thiết trước khi việc tăng lãi suất xảy ra”, ông Powell nói.

Lo ngại về dịch Covid-19 phần nào cũng được hạ nhiệt, qua đó làm gia tăng kỳ vọng cải thiện nhu cầu tiêu thụ dầu thô thời gian tới, đồng thời tạo động lực thúc đẩy giá dầu tiếp đà đi lên. Ngoài ra, giá dầu đầu tuần còn được thúc đẩy bởi lo ngại nguồn cung dầu thô từ Vịnh Mexico bị gián đoạn bởi bão Ida.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu cũng bị hạn chế khi ở chiều hướng ngược lại, bão Ida cũng khiến một loạt các nhà máy lọc dầu ở New Orleans, bao gồm PBF, Phillips, Shell, Marathon và hai cơ sở của Valero phải đóng cửa hoặc giảm công suất.

Sang ngày 1/9 giá dầu đã quay đầu giảm mạnh khi thông tin về hoạt động sản xuất của Trung Quốc yếu do tác động của dịch Covid-19. Đồng thời, dự báo về một mùa Đông không quá khắc nghiệt ở châu Âu đã làm dấy lên lo ngại về khả năng tiêu thụ dầu thô

Nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu còn được dự báo khó đạt mức như kỳ vọng khi nhiều dự báo cho thấy mùa đông năm nay ở các nước châu Âu sẽ không quá khắc nghiệt.

Lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu thô không được như kỳ vọng càng lớn hơn khi thi trường ghi nhận chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ cũng xuống mức thấp nhất trong 6 tháng và dữ liệu về hoạt động sản xuất Mỹ xấu đi cũng được ghi nhận xấu đi. Theo Conference Board, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 8 là 113,8, thấp hơn nhiều mức 125,1 của tháng 7; trong khi đó, chỉ số của ngành sản xuất Chicago (Chicago PMI) giảm xuống mức 66,8 trong tháng 8 từ mức 73,4 của tháng 7.

Về phía cung, khi mà các dữ liệu kinh tế cho thấy nhu cầu dầu thô có xu hướng yếu đi thì nguồn cung dầu thô từ OPEC lại được ghi nhận ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Theo kết quả một cuộc khảo sát của Reuters, nhóm OPEC đã khai thác 26,93 triệu thùng/ngày trong tháng 8, tăng 210.000 thùng/ngày so với sản lượng ước tính vào tháng 7.

Đà giảm của giá dầu thô chỉ bị chặn lại khi OPEC+ phát đi nhận định tích cực về triển vọng tiêu thụ dầu thô toàn cầu. Cụ thể, kết thúc cuộc họp chính sách định kỳ ngày 1/9, OPEC+ đã thống nhất tiếp tục duy trì lộ trình tăng sản lượng khai thác 400.000 ngàn thùng/ngày mỗi tháng đến hết năm 2021.

Các chuyên gia của OPEC+ nhận định nhu cầu dầu thô toàn cầu phục hồi tốt hơn trong năm 2022, với mức tăng được dự báo là 4,2 triệu thùng thay vì mức tăng 3,28 triệu thùng/ngày được đưa ra trước đó.

Đặc biệt, giá dầu được thúc đẩy mạnh bởi dự báo cầu vượt cung trên thị trường dầu thô trong năm 2021. Tại Báo cáo của Uỷ ban kỹ thuật chung, OPEC+ cho rằng, năm 2021, thị trường dầu thô sẽ thiếu hụt khoảng 0,9 triệu thùng/ngày do nhu cầu dầu phục hồi nhanh hơn với nguồn cung.

Phản ứng trước thông tin trên, giá dầu ngày 3/9 đã tăng vọt. Tuy nhiên, trạng thái hưng phấn trên thị trường dầu thô cũng nhanh chóng qua đi khi các dữ liệu kinh tế được phát đi cho thấy một thực tế là tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc, đang có dấu hiệu chậm lại.

Làn sóng thứ 4 dịch Covid-19 đang có dấu hiệu bùng phát và gia tăng với sự xuất hiện của biến thể Mu. Ngày 31/8, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cho biết Mu, tên khoa học là B1621, là "biến chủng cần được quan tâm". WHO cảnh báo Mu có nguy cơ kháng vắc xin và các nghiên cứu sâu hơn sẽ cần được thực hiện để hiểu về chủng này.

Điều này đặt kinh tế toàn cầu trước nguy cơ phải đối diện với tình trạng tái phong toả, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Áp lực giảm giá đối với dầu thô càng gia tăng khi OPEC+, sau cuộc họp chính sách định kỳ ngày 1/9, đã thống nhất tiếp tục duy trì lộ trình tăng sản lượng khai thác 400.000 ngàn thùng/ngày mỗi tháng đến hết năm 2021.

Giá xăng dầu trong nước

Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, ngày 26/8, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 26/8.

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 19.891 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 21.131 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 15.667 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 14.762 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.055 đồng/kg.

 Trần Đạt (tổng hợp)