
Giá xăng dầu "kéo" cước dịch vụ vận tải giảm mạnh
Đối với lĩnh vực vận tải đường bộ, theo báo cáo nhanh của một số sở GTVT, đến thời điểm hiện tại đa số các hãng taxi (khoảng 59,57% các đơn vị) sau khi kê khai tăng giá đã giảm hoặc đã thực hiện kê khai giảm giá.
Thông tin từ Bộ Tài chính, trước diễn biến giảm giá xăng dầu, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có các công văn chỉ đạo cơ quan, đơn vị rà soát và hoàn thiện hệ thống các quy định về quản lý giá thuộc thẩm quyền, tăng cường kiểm tra, giám sát về việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải. Các Sở GTVT đã có văn bản đôn đốc, chỉ đạo đơn vị vận tải giảm giá cước khi giá nhiên liệu liên tục điều chỉnh giảm.
Cụ thể, đối với lĩnh vực vận tải đường bộ, theo báo cáo nhanh của một số sở GTVT, đến thời điểm hiện tại đa số các hãng taxi (khoảng 59,57% các đơn vị) sau khi kê khai tăng giá đã giảm hoặc đã thực hiện kê khai giảm giá (từ 800 đến 1.000 đ/km) tương đương từ 6% đến 12%; khoảng 42,6% đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định cũng giảm khoảng 5,26% đến 14,7%. Các loại hình vận tải du lịch, hợp đồng giảm theo thỏa thuận khi ký kết hợp đồng vận chuyển giá tăng giảm theo từng thời điểm.

Đối với vận tải hành khách bằng đường sắt, sản lượng vận tải hành khách đang ở mức thấp kỷ lục nên ngành đường sắt đang phải thực hiện nhiều chính sách giảm giá vé để thu hút hành khách đi tàu. Đối với vận tải hàng hóa, Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội đã điều chỉnh giảm 5% giá cước vận chuyển hàng hóa, trong đó giảm 3% giá cước tứ 15/7/2021và giảm 2% từ ngày 5/8/2022.
Đối với lĩnh vực vận tải hàng không, thời gian qua, các hãng hàng không đã có kiến nghị về điều chỉnh mức tối đa khung giá dịch vụ vận tải nhưng chưa được xem xét điều chỉnh. Do giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa được thực hiện theo cơ chế giá vé linh hoạt nên các hãng hàng không vẫn có thể chủ động điều chỉnh các mức giá và tỷ lệ bán vé tương ứng với từng mức giá để giảm thiểu tác động về chi phí do biến động giá nhiên liệu.
Lĩnh vực vận tải hàng hải, giá cước vận tải biển quốc tế bắt đầu gia tăng trên toàn thế giới từ cuối năm 2020 do biến động của dịch bệnh Covid-19 tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là tuyến vận tải đi châu Âu và châu Mỹ. Giá cước đạt đỉnh cao nhất vào tháng 9/2021 và giảm dần, đến nay mức giá giảm khoảng 40% so với thời kỳ đỉnh điểm và vẫn đang có xu hướng giảm.
P.V
- Bình Dương: Kết nối các tỉnh, thành nhân rộng mô hình phát triển Khu Công nghiệp kiểu mới của Becamex
- Đà Nẵng: Thông qua nhiều Nghị quyết về phát triển thành phố trong thời gian tới
- Sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc
- Lý do gì khiến cựu CEO Twitter "bốc hơi" 526 triệu USD tài sản?
- Du lịch châu Á –Thái Bình Dương sẽ phục hồi 50% mức trước đại dịch trong năm nay
Cùng chuyên mục


Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có thể "giảm nhiệt" dần vào cuối năm

Shopee, Tiki, Lazada dự kiến vẫn phải nộp thuế thay người bán

Thép Hòa Phát: Sản xuất tăng 2% và tiêu thụ tăng 5%

8 tháng đầu năm 2022, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 21.000 tỷ đồng

Cục Hàng không Việt Nam: Công bố lượng hủy chuyến nhiều nhất của các hãng hàng không
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?