Tháng 4 giá lương thực, thực phẩm thế giới đã có chiều hướng hạ nhiệt

23:25 06/05/2022

Chỉ số giá lương thực của FAO đạt trung bình 158,5 điểm trong tháng 4/2022, giảm 0,8% so với mức cao kỷ lục đạt được vào tháng Ba.

Ra đời năm 1961, Chỉ số giá lương thực của FAO được tính toán dựa trên mức giá trung bình trong giai đoạn từ năm 2014-2016, với giá trị là 100, và được điều chỉnh theo mức độ lạm phát. Chỉ số này xem xét mức giá toàn cầu đối với 23 loại thực phẩm chính (gồm 73 mặt hàng sản phẩm khác nhau) so với năm cơ sở.

Trong 2 tháng đầu năm, giá lương thực thế giới đã lên tới mức cao nhất trong lịch sử 61 năm kể từ khi Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cho ra đời Chỉ số giá lương thực, trong bối cảnh các vấn đề về chuỗi cung ứng và cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang chi phối nhiều khía cạnh cuộc sống.

Tháng 4 giá lương thực, thực phẩm thế giới đã có chiều hướng giảm
Tháng 4 giá lương thực, thực phẩm thế giới đã có chiều hướng giảm.

Theo đó, Chỉ số giá lương thực của FAO đã đạt mức 140,7 điểm - cao hơn 3,9% so với tháng trước đó và cao hơn 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Không những thế, mức thống kê này còn cao hơn 2% so với chỉ số cao nhất mà FAO ghi nhận hồi tháng 2/2011.

Ngà 6/5, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022. Theo đó, Chỉ số giá lương thực của FAO đạt trung bình 158,5 điểm trong tháng 4/2022, giảm 0,8% so với mức cao kỷ lục đạt được vào tháng Ba. Tuy nhiên, chỉ số theo dõi những thay đổi hằng tháng trong giá quốc tế của rổ hàng hóa thực phẩm thường được giao dịch này vẫn cao hơn 29,8% so với tháng 4/2021.

Chỉ số giá dầu thực vật của FAO đã giảm 5,7% trong tháng 4, giảm gần 1/3 mức tăng vào tháng 3/2022, do nhu cầu phân bổ đã đẩy giá dầu cọ, hướng dương và đậu nành xuống.

Giá dầu thực vật và giá ngô giảm nhẹ sau đợt tăng gần đây, trong khi giá gạo, thịt, sữa tăng nhẹ và triển vọng thương mại toàn cầu vẫn mờ nhạt. Chỉ số giá ngũ cốc của FAO đã giảm 0,7 điểm trong tháng 4/2022, thúc đẩy giá ngô thế giới giảm 3%. Tuy nhiên, giá lúa mì thế giới tăng 0,2%, trong khi giá gạo thế giới tăng 2,3% so với mức tháng 3/2022 do nhu cầu mạnh từ Trung Quốc và khu vực Cận Đông.

Trong khi đó, chỉ số giá đường của FAO tăng 3,3%, do giá ethanol cao hơn và lo ngại về việc bắt đầu chậm vụ thu hoạch năm 2022 ở Brazil - nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới.

Chỉ số giá thịt của FAO tăng 2,2% so với tháng trước, lập mức cao kỷ lục mới khi giá thịt gia cầm, thịt lớn và bò tăng lên. Giá thịt gia cầm bị ảnh hưởng do gián đoạn xuất khẩu từ Ukraine và dịch cúm gia cầm gia tăng ở Bắc bán cầu.

Chỉ số giá sữa của FAO cũng tăng 0,9% do nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt kéo dài do sản lượng sữa ở Tây Âu và châu Đại Dương tiếp tục thấp hơn. Giá bơ thế giới tăng mạnh nhất do nhu cầu tăng cao liên quan đến tình trạng khan hiếm dầu hướng dương và bơ thực vật hiện nay.

PV