
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt mốc 700 tỷ USD
Bộ Công Thương dự báo, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong năm 2022 sẽ sớm vượt mốc 700 tỷ USD, tăng 13 - 15% so với năm trước.
8 tháng đầu năm 2022, sản xuất hồi phục mạnh mẽ, đơn hàng nhiều, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu tăng cao... là những tiền đề để kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 252,6 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt nhiều nhóm hàng chủ lực ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, những thuận lợi đến từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã góp phần giúp doanh nghiệp có được thị trường xuất khẩu một cách thuận lợi hơn. Ví dụ như nhóm hàng nông - thủy sản, rau, quả cũng đã tận dụng tốt được các lợi ích từ các FTA
Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì nhiều khả năng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm 2022 sẽ đạt trên 700 tỷ USD. Cán cân thương mại có thể duy trì xuất siêu và xuất nhập khẩu sẽ vượt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra là tăng 7-8%.
Tuy nhiên, kết quả này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà những thách thức, rủi ro vẫn còn và có thể tác động đến thị trường. Đặc biệt là xung đột giữa Nga và Ukraine chưa chấm dứt có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng và việc suy thoái của một số thị trường cũng ảnh hưởng đến nhu cầu và tác động đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các thị trường này.
Theo Bộ Công Thương, có được kết quả này, ngoài những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, còn phải kể đến những chỉ đạo kịp thời của Chính phủ để thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm, bằng cách đa dạng thị trường, đa dạng sản phẩm.
Ngọc Phi (tổng hợp)
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan dự lễ khai mạc Phiên chợ Sâm Ngọc Linh Kon Tum
- Công nghệ AI sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến lĩnh vực tài chính trong 3 năm tới
- Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ rút kinh nghiệm việc tự tách cầu Sỏi khỏi dự án đã được phê duyệt
- Huawei vẫn có thể sử dụng chip của Qualcomm bất chấp hạn chế mới từ Mỹ
- Nafoods Group chốt phương án sở hữu 99,9% Thực phẩm Nghệ An
Cùng chuyên mục
-
Mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu và cần khẩn trương tháo gỡ
-
Chủ tịch VINASME: Trái phiếu doanh nghiệp là vấn đề cấp bách
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế