Thứ sáu 23/05/2025 18:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nguy cơ với thị trường Mỹ dưới nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump

Thị trường Mỹ hiện đang hưng phấn với kỳ vọng giảm thiểu quy định và cắt giảm thuế dưới thời cầm quyền của ông Donald Trump. Tuy nhiên, liệu kỳ vọng này có thể chuyển hóa thành hiệu quả bền vững?
Nguy cơ với thị trường Mỹ dưới nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump
Nguy cơ với thị trường Mỹ dưới nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump (Ảnh: AFP).

Thị trường chứng khoán Mỹ đã phản ứng tích cực trước thông tin ông Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ. Với kỳ vọng vào việc giảm thiểu quy định và cắt giảm thuế, các nhà đầu tư toàn cầu đã bơm kỷ lục 149 tỷ USD vào các quỹ giao dịch chứng khoán Mỹ trong tháng 11, bất chấp lo ngại về sự bất ổn chính sách và các cuộc chiến thương mại. Sự lạc quan này đã đẩy giá cổ phiếu Mỹ lên mức cao nhất so với thị trường toàn cầu kể từ khi các số liệu được ghi nhận hơn một thế kỷ trước.

Tuy nhiên, giới đầu tư và lãnh đạo các doanh nghiệp cũng cần thận trọng. Nghiên cứu cho thấy, mặc dù thị trường ban đầu vui mừng trước sự trở lại của các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu, nhưng kỳ vọng cao như vậy gần như không bao giờ được hiện thực hóa.

Theo đó, các chính sách của họ thường dẫn đến hiệu suất kém trên thị trường chứng khoán và giá tiêu dùng tăng cao. Kết quả này đã được phản ảnh thông qua các nghiên cứu, chẳng hạn một bài báo trên American Economic Review chỉ ra rằng, các chính quyền theo chủ nghĩa dân túy thường khiến các quốc gia phải đối mặt với tăng trưởng kinh tế thấp hơn, nợ quốc gia cao hơn và lạm phát gia tăng.

Chủ nghĩa dân túy cánh hữu là một phong trào chính trị tập trung vào việc bảo vệ lợi ích "người dân thường" trước các nhóm tinh hoa, thường gắn liền với chủ nghĩa dân tộc và bảo thủ xã hội. Nó nhấn mạnh đến việc tăng cường quyền lực nhà nước, phản đối nhập cư, toàn cầu hóa và các thể chế quốc tế. Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa này thường sử dụng biện pháp phân hóa xã hội, khơi gợi lòng trung thành của cử tri bằng cách đề cao bản sắc dân tộc và phản đối sự can thiệp của các tổ chức hoặc chính sách mà họ cho là đe dọa chủ quyền quốc gia.

Ngắn hạn thay cho dài hạn

Nguyên nhân đầu tiên của hiện tượng này khá đơn giản: lợi ích kinh tế ngắn hạn mà các nhà lãnh đạo dân túy mang lại phản ánh chính sách ngắn hạn của họ. Thuế quan có thể mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất Mỹ trong một hoặc hai năm bằng cách ngăn chặn sự cạnh tranh từ nước ngoài, nhưng các quốc gia khác có động lực để đáp trả tương ứng. Hệ quả là người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại.

Điều tương tự cũng đúng với các đợt cắt giảm thuế. Chúng có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng, tạo việc làm và tăng lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng cũng tạo ra sự bất ổn khi các nhà đầu tư phản ứng trước tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng tăng và chi tiêu thiếu kiểm soát của chính phủ. Một dấu hiệu đáng lo ngại cho Mỹ là quỹ trái phiếu Pimco – một trong những quỹ lớn nhất thế giới – đã tuyên bố sẽ giảm nắm giữ trái phiếu chính phủ dài hạn của Mỹ, ngay cả trước khi ông Donald Trump nhậm chức.

Bên cạnh các chính sách thiển cận, nguy cơ lớn hơn đối với sự thịnh vượng của nước Mỹ nằm ở mối đe dọa mà các nhà lãnh đạo dân túy gây ra đối với các thể chế. Như các nhà kinh tế đoạt giải Nobel Daron Acemoglu và James Robinson đã lập luận, hơn bất kỳ chính sách nào, chính các thể chế tốt mới là nền tảng của sự giàu có của một quốc gia.

Một nhà lãnh đạo dân túy có thể thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn, như Thủ tướng Viktor Orban đã làm ở Hungary với chính sách thuế đồng nhất, hay Thủ tướng Narendra Modi đã làm ở Ấn Độ với việc giảm quy định. Nhưng khi họ phá vỡ các hệ thống nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập kế hoạch dài hạn và đảm bảo niềm tin của nhà đầu tư, những lợi ích này cuối cùng sẽ biến mất.

Không khó để hình dung nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump có thể sẽ dẫn đến kết quả như vậy.

Theo đó, thị trường hiện tại đã quen với việc suy nghĩ theo hướng sẽ có nhiều hay ít quy định hơn. Tuy nhiên, thay vào đó họ nên xem xét giữa quy định khách quan và quy định mang tính trả đũa. Dưới thời Tổng thống Biden, các quy định có thể nặng nề, nhưng các thể chế vẫn giữ được tính trung lập. Ông Peter Thiel, một người ủng hộ ông Donald Trump, đã giành được hợp đồng lớn với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ; trong khi tỷ phú Elon Musk, người từng thể hiện sự ủng hộ với ông Biden, lại không nhận được trợ cấp quan trọng nào.

Ngược lại, các nhà lãnh đạo dân túy thường sử dụng quyền lực chính phủ để thưởng cho đồng minh và trừng phạt đối thủ chính trị, cho phép các công ty hoạt động kém hiệu quả tồn tại bằng cách hạ bệ các đối thủ năng động hơn nhưng không được ưu ái. Ví dụ, trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Donald Trump được cho là đã cố gắng ngăn chặn thương vụ sáp nhập giữa AT&T và Time Warner chỉ vì không thích CNN, một tài sản thuộc Time Warner. Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông Donald Trump cũng sẽ có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang mới, tạo cơ hội gây xáo trộn thị trường tín dụng.

Liệu thị trường có quá lạc quan về triển vọng kinh doanh và kinh tế Mỹ dưới nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump?

Đặc điểm của các nhà lãnh đạo dân túy là, ngay cả khi tuyên bố ủng hộ các doanh nghiệp, họ không cam kết thực sự với cải cách thị trường. Cốt lõi trong cách thức điều hành của họ không phải là một ý tưởng, mà là chiến lược củng cố quyền lực bằng cách phân hóa xã hội và tạo dựng lòng trung thành từ một nhóm cử tri trung thành. Khi tuyên bố rằng không có thể chế nào được ngăn cản "ý chí của nhân dân", họ phá hoại hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực, đồng thời tập trung quyền lực vào tay mình.

Phong cách này dẫn đến việc, khi các chính sách sai lầm hoặc nền kinh tế quá nóng vì các quyết định sai lầm, họ càng đẩy mạnh các hành động sai trái. Trước tiên, họ sẽ sa thải các công chức và quan chức được bổ nhiệm, những người dám cảnh báo về sai lầm. Họ cũng chính trị hóa các cơ quan thu thập và phân phối dữ liệu chính phủ chính thức, nhằm ngăn chặn công chúng tiếp cận sự thật không mong muốn.

Nguy cơ trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump

Lần này, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có vị thế tốt hơn nhiều để tập trung quyền lực và loại bỏ các rào cản đối với văn phòng của mình. Trong nhiệm kỳ đầu, ông đã sa thải Bộ trưởng Tư pháp và tìm cách thay thế một quyền Bộ trưởng Tư pháp để có người thực hiện mệnh lệnh của mình; ông cũng hành động tương tự với một loạt quyết định sa thải tại Bộ Quốc phòng. Với việc đảng của ông hiện đang nắm quyền tại Quốc hội, ông Donald Trump có thể dễ dàng thực hiện các thay đổi tại nhiều cơ quan hơn.

Điều này đã làm tăng nguy cơ các quyết định sai lầm sẽ khó bị ngăn chặn hơn. Đây là mối nguy chung dưới thời chủ nghĩa dân túy, với khả năng cao sẽ có các chính sách gây bất ngờ được đưa ra trong những năm tới.

Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ đã đẩy thị trường vào trạng thái hưng phấn. Tuy nhiên, sự hưng phấn này sắp phải đối mặt với thực tế của một chính quyền dân túy trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Tin bài khác
Chính sách thuế của ông Donald Trump: Kế hoạch tranh cử hay bài toán kinh tế?

Chính sách thuế của ông Donald Trump: Kế hoạch tranh cử hay bài toán kinh tế?

Giới phân tích cho rằng, “cuộc chiến thuế quan” (theo cách gọi của giới truyền thông) mà Mỹ phát động đem đến “cảm giác chiến thắng” cho Tổng thống Donald Trump và lấy phiếu cử tri tầng lớp trung lưu dành cho Đảng Cộng hòa trước cuộc đua bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào năm 2026.
“Cơn sốt” kho ngoại quan tại Mỹ giữa biến động chính sách thuế

“Cơn sốt” kho ngoại quan tại Mỹ giữa biến động chính sách thuế

Chi phí thuê kho ngoại quan đã tăng gấp 4 lần khi doanh nghiệp Mỹ đổ xô tận dụng công cụ này để trì hoãn thuế, bảo vệ dòng tiền giữa lúc chính sách thương mại thay đổi liên tục.
Sự trỗi dậy của chiến lược “phi Mỹ hóa” trong xuất khẩu của Trung Quốc

Sự trỗi dậy của chiến lược “phi Mỹ hóa” trong xuất khẩu của Trung Quốc

Trước rủi ro thương mại kéo dài, doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục tăng tốc đa dạng hóa thị trường theo chiến lược “phi Mỹ hóa”, trong bối cảnh “tách rời” của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân

Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân

Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 20/5, là luật đầu tiên dành riêng cho hỗ trợ bảo vệ và phát triển khu vực tư nhân của Bắc Kinh.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa hạ lãi suất cho vay cơ bản, mở đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ứng phó áp lực đối với hệ thống ngân hàng.
Trump Organization chuẩn bị bàn kế hoạch xây dựng Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh

Trump Organization chuẩn bị bàn kế hoạch xây dựng Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh

Trump Organization lên kế hoạch xây Trump Tower tại TP. Hồ Chí Minh, trong bối cảnh Việt Nam tăng tốc đàm phán thương mại với Mỹ, nhằm bảo vệ xuất khẩu và thu hút đầu tư bất động sản chiến lược.
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất ít nhất đến tháng 9/2025

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất ít nhất đến tháng 9/2025

Nhiều quan chức Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025, do cần thêm thời gian đánh giá tác động từ chính sách thương mại của Mỹ đến kinh tế vĩ mô.
Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc

Tiêu dùng suy yếu kìm hãm đà phục hồi của Trung Quốc dù sản xuất công nghiệp khởi sắc

Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục tăng tốc vượt dự báo trong tháng 4/2025, nhưng tiêu dùng suy yếu và khủng hoảng bất động sản đang cản trở đà phục hồi kinh tế bền vững của Bắc Kinh.
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá lên nhựa kỹ thuật từ Mỹ, EU, Nhật Bản

Bắc Kinh tuyên bố áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Mỹ, EU, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc), động thái đáp trả căng thẳng thương mại với Washington.
Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Anh vượt Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ

Với 779,3 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, Vương quốc Anh đã vượt Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn thứ hai của Washington, phản ánh vai trò trung tâm tài chính toàn cầu của London.
Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ từ mức “Aaa” xuống “Aa1”, viện dẫn nợ công leo thang và thiếu giải pháp tài khóa bền vững, gây lo ngại trên thị trường toàn cầu.
Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

GDP của Nhật Bản đã giảm 0,7% trong quý I/2025, vượt xa dự báo, giữa lúc tiêu dùng nội địa trì trệ và xuất khẩu sụt giảm, làm dấy lên lo ngại suy thoái kép nếu Mỹ siết thuế quan.
Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Mặc dù đã tạm gỡ trừng phạt với 28 công ty Mỹ, Trung Quốc vẫn giữ lệnh cấm xuất khẩu bảy kim loại đất hiếm chiến lược, một công cụ mặc cả quan trọng trong căng thẳng thương mại với Washington.
Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo kinh tế Mỹ cần thích ứng với thời kỳ lãi suất cao dài hạn, khi các cú sốc cung xảy ra thường xuyên và môi trường vĩ mô đã thay đổi đáng kể so với thập kỷ trước.
Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Từ dự án địa ốc, tiền điện tử đến quà tặng chính trị, chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Donald Trump làm nổi bật mối lo ngại về việc pha trộn giữa lợi ích cá nhân và chính sách đối ngoại.