Thứ sáu 04/07/2025 23:01
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.

EU - Mỹ gấp rút chạy đua trước “giờ G”

Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế lên tới 50% với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 9/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định việc đạt một thỏa thuận thương mại toàn diện là “bất khả thi” do thời gian quá ngắn.

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (3/7), bà von der Leyen cho biết hai bên hiện đang hướng đến một “thỏa thuận nguyên tắc”, ít chi tiết hơn nhưng đủ để tạm thời tránh được các đòn thuế đối ứng của ông Trump.

Bà Chủ tịch EC nhấn mạnh: “Chúng tôi đang đàm phán trên cơ sở khối lượng thương mại lớn nhất toàn cầu, khoảng 1.500 tỷ euro mỗi năm, với cấu trúc cực kỳ phức tạp. Thời hạn 90 ngày là quá ngắn để đàm phán một thỏa thuận đầy đủ”.

Thực tế, thỏa thuận nguyên tắc tương tự đã đạt được giữa Mỹ với Anh và một quốc gia khác trong tuần qua. Theo đó, Anh chấp nhận mức thuế 10% đối với ô tô xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cả hai vẫn phải chịu các mức thuế “có tính chất đối ứng” mà Mỹ áp đặt.

Ủy viên Thương mại EU Maroš Šefčovič hiện đang có mặt tại Washington để gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, cùng với Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick và Đại diện Thương mại Jamieson Greer. Ông Lutnick tuyên bố các nước không đạt được thỏa thuận trước hạn chót ngày 9/7 sẽ phải chịu mức thuế tăng lên ngay lập tức.

EU được cho là sẵn sàng chấp nhận mức thuế phổ quát 10% trên toàn bộ hàng hóa, nhưng muốn thương lượng để giảm mức thuế cao hơn ở các lĩnh vực nhạy cảm như thép (50%) và ô tô (25%). Ngoài ra, khối này cũng bày tỏ sẵn sàng mua thêm hàng hóa từ Mỹ nhằm thu hẹp thặng dư thương mại.

Ngành công nghiệp châu Âu lo lắng

Thủ tướng Đức Friedrich Merz tiếp tục thúc giục một giải pháp sớm, khi ông này đang chịu áp lực từ ngành công nghiệp ô tô và thép trong nước. Ông cho biết: “Giờ không phải là lúc để theo đuổi một hiệp định thương mại toàn diện được thương lượng chi tiết đến từng dòng. Điều quan trọng lúc này là nhanh chóng tháo gỡ xung đột thuế quan, đặc biệt với các ngành trụ cột như dược phẩm, hóa chất, nhôm, thép và cơ khí”.

Anh là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận nguyên tắc với Mỹ, bao gồm hạn ngạch xuất khẩu 100.000 xe/năm với thuế suất 10%, và được miễn thuế với động cơ máy bay và linh kiện hàng không. Đổi lại, Anh sẽ gỡ bỏ thuế đối với ethanol sinh học của Mỹ và tăng hạn ngạch nhập khẩu thịt bò từ nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đáng chú ý, tổng quy mô hàng hóa EU bị Mỹ áp thuế hiện vào khoảng 380 tỷ euro mỗi năm, tương đương 70% tổng kim ngạch xuất khẩu từ EU sang Mỹ. Theo các nguồn tin, Washington đang cân nhắc mở rộng thuế suất cao hơn đối với các mặt hàng chủ lực của khối đồng minh, như đồng, gỗ, linh kiện hàng không, thuốc, vi mạch và khoáng chất chiến lược; điều này có thể khiến gần như toàn bộ kim ngạch thương mại EU - Mỹ bị ảnh hưởng.

Thời gian không còn nhiều, và với nguy cơ Mỹ áp mức thuế 50% sau ngày 9/7, cả EU và các doanh nghiệp xuất khẩu tại châu Âu đang đứng trước áp lực lớn. Mặc dù một “thỏa thuận nguyên tắc” có thể giúp trì hoãn xung đột thuế quan toàn diện, nhưng chưa thể đảm bảo chắc chắn về triển vọng dài hạn. Với Việt Nam, đây cũng là thời điểm cần củng cố vị thế, theo sát tình hình để tận dụng dư địa thị trường trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang tái cấu trúc mạnh mẽ.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng
Tổng thống Trump úp mở khả năng trục xuất tỷ phú Elon Musk Tổng thống Trump úp mở khả năng trục xuất tỷ phú Elon Musk
Tin bài khác
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, bất chấp chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Donald Trump về việc chưa cắt giảm lãi suất.
Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Dù căng thẳng Iran - Israel leo thang, giới doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ mạnh hàng hóa vào Dubai và Trung Đông, đồng thời lạc quan về tiềm năng của khu vực này.
Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Phó Chủ tịch Fed Michelle Bowman đã ủng hộ hạ lãi suất sớm nếu tình hình lạm phát không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz đe dọa đẩy giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng, khiến Mỹ cảnh báo trả đũa. Còn Trung Quốc, khách mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh, bị đẩy vào thế khó.
“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

Giá gạo tại Nhật Bản tăng 101,7% trong tháng 5/2025, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hơn 50 năm và đẩy chỉ số lạm phát lõi lên 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2023.
Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Giá bảo hiểm cho tàu chở hàng qua vùng Vịnh và Biển Đỏ tăng mạnh trong tuần qua khi xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang, làm dấy lên lo ngại về rủi ro an ninh hàng hải tại Trung Đông.
Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Tâm lý thị trường bất động sản Singapore giảm mạnh đầu 2025 do lo ngại suy thoái toàn cầu sau động thái áp thuế từ Mỹ, theo khảo sát từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed tiếp tục duy trì mức lãi suất cơ bản và dự báo sẽ cắt giảm hai lần trong năm nay, dù kinh tế Mỹ đối mặt với lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm lại vì chính sách thuế của ông Trump.
Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Giới đầu tư cảnh báo thị trường có thể lao dốc mạnh nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông, khi giá dầu tăng và các chính sách thuế của chính quyền ông Trump khiến kinh tế toàn cầu vô cùng mong manh.
Doanh nghiệp Mỹ sử dụng phương pháp “tối ưu thuế” để giảm chi phí

Doanh nghiệp Mỹ sử dụng phương pháp “tối ưu thuế” để giảm chi phí

Khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế diện rộng, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang quay lại chiến lược cũ: Điều chỉnh thiết kế sản phẩm để tận dụng mã phân loại hải quan có mức thuế thấp hơn.