Hòa Bình: Sản phẩm OCOP tạo sức bật cho khu vực kinh tế nông thôn

08:42 21/07/2021

Những năm qua, Chương trình OCOP đã tạo sức bật cho nền kinh tế nông thôn tại nhiều tỉnh thành trong cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói chung. Chương trình đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh, vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Từ đó quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình đến thị trường trong nước và quốc tế.

Từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh có 70 sản phẩm của 59 chủ thể được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, 18 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 52 sản phẩm đạt 3 sao. Nó đã minh chứng cho chính sách đúng đắn của chương trình OCOP tạo đà thúc đẩy, nâng cao năng lực của chủ thể, nhất là khu vực làng nghề, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc hữu của từng địa phương.

Một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đều là những nông sản đặc hữu, thế mạnh của tỉnh như: cá lăng file, rô phi file của Công ty TNHH Cường Thịnh; ruốc cá trắm đen, ruốc cá lăng vàng và ruốc cá lăng đen của Công ty TNHH Hải Đăng. Mô hình chuỗi sản phẩm nước cam tươi lên men, cam quà tặng cao cấp của HTX 3T nông sản Cao Phong (Cao Phong) …  

Sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc là một trong những sản phẩm đạt chuẩn OCOP được bày bán.

Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của cả hệ thống chính trị , chỉ đạo kịp thời của các cấp, ngành, sự chủ động, linh hoạt của chủ thể. Qua công tác đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc tiến độ nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình. Từ nguồn kinh phí sự nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức Chương trình OCOP cho cán bộ quản lý tổ chức thực hiện; Hỗ trợ các chủ thể tham gia chương trình khoảng 30.000 bao bì, nhãn mác; 786.250 tem truy xuất nguồn gốc; cấp 63 giấy đăng ký sở hữu trí tuệ cho 63 chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị… 

  Sảm phẩm Cao Cao Phong được tôn vinh sản phẩm OCOP.

Để sản phẩm OCOP được đông đảo người tiêu dùng biết đến, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, các đơn vị liên quan hỗ trợ chủ thể giới thiệu sản phẩm thông qua việc ứng dụng CNTT, giới thiệu trên các trang thương mại điện tử. Tổ chức đưa chủ thể OCOP tham gia hội chợ, hội nghị đối tác OCOP trong, ngoài tỉnh để tăng cơ hội giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua, chế biến hàng nông, lâm, thủy sản trong cả nước, như: Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019, Hội chợ OCOP quốc gia gắn với sự kiện năm ASEAN do Việt Nam chủ trì vào quý IV/2020, Hội chợ thương mại - OCOP vùng Tây Bắc năm 2020... Phối hợp các sở, ngành mở cửa hàng nông sản an toàn và điểm trưng bày, bán sản phẩm OCOP. Hiện, toàn tỉnh có 3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, gồm 1 cửa hàng ở huyện Lương Sơn và 2 cửa hàng tại TP Hòa Bình.

Sắp tới UBND tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 80 danh mục sản phẩm, dịch vụ của 15 doanh nghiệp, 50 HTX, 15 hộ/cơ sở SX-KD tham gia chương trình được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, 5 danh mục sản phẩm đạt hạng 5 sao), 20 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 55 sản phẩm đạt hạng 3 sao (cấp tỉnh); có 200 chủ thể đăng ký tham gia.

Vũ Văn Tiến