Hỗ trợ học nghề - Chính sách giúp người tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng quay lại thị trường lao động

17:00 30/01/2023

Chính sách hỗ trợ học nghề bảo hiểm thất nghiệp được xác định là một trong những biện pháp giúp cho người lao động được đào tạo nghề, tạo ra cơ hội để họ chuyển đổi nghề nghiệp, sớm quay lại tham gia vào thị trường lao động, tạo ra thu nhập nuôi sống

Ảnh minh họa
 
Hiện đang là cao điểm thực hiện tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng. Đối với học sinh lớp 9 và lớp 12, thời điểm này cũng là lúc các em dần định hình rõ nét lựa chọn tương lai nghề nghiệp của mình.

Thực tế đã chứng minh, đại học không phải là con đường duy nhất. Với sự phát triển rộng khắp của các loại hình đào tạo, sự xuất hiện của những ngành nghề đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội, học sinh ngày càng có thêm nhiều sự lựa chọn cho tương lai. Để chọn được hướng đi đúng, trước hết người học phải được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, toàn diện.

Ảnh minh họa

Ngay cả khi đã vào đại học hoặc trường nghề, học viên, sinh viên vẫn cần tiếp tục được hướng nghiệp. Thông qua những trải nghiệm nghề nghiệp ở đầu khóa học, học viên, sinh viên sẽ thêm hiểu về nghề, hiểu về bản thân để thấy mình có thực sự phù hợp hay không, lựa chọn như vậy đã đúng chưa… Từ đó, người học hoàn toàn có thể chọn rẽ sang hướng khác phù hợp hơn.

Bên cạnh tiếp nhận thông tin một cách thụ động (thông qua các buổi tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh tổ chức tại trường, lớp học), người học cần chủ động tìm hiểu thông tin hướng nghiệp thông qua nhiều kênh: thống tấn báo chí, mạng xã hội, tham khảo trên website của các trường, sử dụng các ứng dụng (app) về hướng nghiệp như: Jobway, Chọn nghề - chọn trường, Wedu…

Đối với những học sinh có ý định học nghề có thể tham khảo thông tin về hướng nghiệp thông qua app Chọn nghề - Chọn trường. Đây là app do Bộ LĐ-TBXH phát hành. Ứng dụng cung cấp các thông tin về ngành nghề đào tạo, thu nhập, xu hướng phát triển, cơ hội tham gia, đồng thời cho phép người học có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến vào cơ sở giáo dụ nghề nghiệp... Theo thông tin được Bộ LĐ-TBXH công bố. tính đến nay, ứng dụng này đã cập nhật được thông tin của 1 ngàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với hơn 800 nghề đào tạo và thường xuyên có khoảng 10 ngàn người truy cập.

Ảnh minh họa

Đối với các trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cần đa dạng hóa thông tin và hình thức tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh: phối hợp tổ chức tư vấn tuyển sinh, ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp… Bên cạnh đó, các chương trình tư vấn hướng nghiệp cần cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực để các em có định hướng đúng đắn trong lựa chọn ngành nghề.

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách tiến bộ dành cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, nhằm đảm bảo cho người lao động có được một khoản tiền bù đắp, giúp họ trang trải cuộc sống trong thời gian họ bị mất việc làm. Đối với những người lao động gặp khó khăn sau khi mất việc, chính sách này không chỉ cung cấp trợ cấp thất nghiệp mà còn tạo điều kiện để họ tiếp tục nâng cao kỹ năng, học nghề và tìm kiếm việc làm mới.

Trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cùng với việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, công tác tư vấn, hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm được coi là một nhiệm vụ quan trọng. Đây là giải pháp tích cực, lâu dài nhằm tháo gỡ khó khăn cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hiện tại Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn chưa quy định cụ thể về ngành nghề được hỗ trợ, chỉ quy định về các điều kiện, mức độ và thời gian hỗ trợ học nghề cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Một điểm đáng chú ý là người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được toàn quyền lựa chọn ngành nghề mình quan tâm để học. Các nghề như lái xe, cắt may, uốn tóc, nấu ăn, tiện, hàn, mộc đều được hưởng hỗ trợ chi phí học nghề. Đồng thời, sau khi hoàn thành khóa học, người lao động còn được hỗ trợ tìm kiếm và tạo cơ hội việc làm. Nhờ đó, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp có thể chọn học bất kể ngành nghề nào thuộc danh mục nghề theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và được hỗ trợ theo Quyết định 17/2021/QĐ-TTg. Tuy nhiên, để hưởng chính sách này, người lao động phải đáp ứng đủ 4 điều kiện: chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định của pháp luật; đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp; chưa tìm được việc làm trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất 9 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Ảnh minh họa

Về thời gian hỗ trợ học nghề, quy định này được tính theo thời gian học nghề thực tế, không vượt quá 6 tháng cho mỗi khóa học, và chỉ hỗ trợ một lần cho người lao động học một nghề tại các cơ sở đào tạo nghề.

Mức hỗ trợ học nghề được quy định tùy theo thời gian tham gia khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trong vòng 3 tháng, mức hỗ trợ sẽ tính theo mức học phí của cơ sở đào tạo và thời gian thực tế học nghề, nhưng không vượt quá 4,5 triệu đồng/người/khóa. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng, mức hỗ trợ sẽ tính theo tháng, mức học phí và thời gian thực tế học nghề, nhưng không vượt quá 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Đối với những trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo, số ngày lẻ này sẽ được tính theo nguyên tắc: từ 14 ngày trở xuống tính là 1/2 tháng và từ 15 ngày trở lên tính là 1 tháng. Tuy nhiên, nếu người lao động có nhu cầu học những nghề đòi hỏi thời gian học dài hơn 6 tháng và mức học phí cao hơn 1,5 triệu đồng/tháng, họ phải tự thanh toán các khoản chi phí chênh lệch.

Sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đã dẫn đến việc nhiều người lao động mất việc, giảm việc và gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Để giúp đỡ những người lao động bị ảnh hưởng, Chính phủ và các địa phương đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời và nhân văn, bao gồm hỗ trợ tiền trong 3 tháng cho những người lao động mất việc, giảm việc; hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới; giải quyết nhanh các trường hợp nhận trợ cấp thất nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ chi phí học nghề để người lao động học một nghề phù hợp với điều kiện cá nhân và sớm quay trở lại thị trường lao động.

Nhiều người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã chia sẻ rằng việc Nhà nước nâng mức hỗ trợ học nghề lên 1,5 triệu đồng/tháng là một chủ trương đúng đắn, kịp thời và nhân văn. Chính sách này giúp hỗ trợ người lao động trong lúc khó khăn, cung cấp điều kiện học nghề và tạo cơ hội để họ nhanh chóng tìm kiếm việc làm hoặc công việc phù hợp, từ đó ổn định cuộc sống.

Về thủ tục nhận hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp, đối với những người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, chỉ cần đến Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, thành phố để điền và nộp đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Còn đối với những người lao động thất nghiệp đã có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp, họ cần chuẩn bị hồ sơ gồm đơn đề nghị hỗ trợ học nghề và bản chính hoặc bản sao có công chứng của một trong số các giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động như quyết định nghỉ việc, thôi việc, quyết định sa thải, văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc và bản chính sổ bảo hiểm xã hội.

Chính sách hỗ trợ học nghề bảo hiểm thất nghiệp được xác định là một trong những biện pháp giúp cho người lao động được đào tạo nghề, tạo ra cơ hội để họ chuyển đổi nghề nghiệp, sớm quay lại tham gia vào thị trường lao động, tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Thanh Hà