Hà Nội: Phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021 - 2026 theo hướng hiện đại hóa

18:07 25/03/2021

Những năm qua nhờ triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng tự hào. Để nâng cao hiệu quả cho chương trình này trong thời gian tới cơ quan ban nghành sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách để đưa sản phẩm các nước ra thế giới.

Cơ quan điều phối điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết: Hà Nội là địa phương thực hiện Chương trình OCOP với mục tiêu cao. Đến hết năm 2020 phấn đấu tổ chức đánh giá xếp hạng từ 800 - 1.000 sản phẩm. 

  Một số sản phẩm OCOP tại Hà Nội.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND TP, các sở ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị tư vấn, sự vào cuộc đồng bộ của nhân dân, kết quả đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 1.054 sản phẩm, vượt kế hoạch TP giao. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, việc triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 thời gian qua tại Hà Nội nói riêng vẫn gặp phải nhiều khó khăn.

Hà Nội kiến nghị Bộ NN&PTNT nghiên cứu tham mưu Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Theo quy định nhóm 1 (Thực phẩm tươi sống và Thực phẩm thô, sơ chế) yêu cầu sử dụng nguyên liệu địa phương từ 75% trở lên; nhóm 2 (Thực phẩm chế biến (đồ ăn nhanh), gia vị, chè, cà phê, ca cao) yêu cầu sử dụng nguyên liệu địa phương từ 50% trở lên.

Vũ Văn Tiến