Động lực nào cho Trung Quốc phát triển lĩnh vực fintech và xe điện?

22:32 04/11/2021

Đổi mới nhanh chóng trên một số lĩnh vực truyền thống hiện thu hút sự quan tâm mạnh mẽ trên toàn cầu. Chẳng hạn như ngành dịch vụ tài chính, đặc biệt là fintech và xe điện không chỉ hấp dẫn người kinh doanh mà còn cả các nhà hoạch định chính sách khi xem đây là những phân khúc mang lại nhiều lợi ích kinh tế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Đầu tiên, hãy xem sự phát triển của fintech. Hai trong số các trung tâm tài chính hàng đầu là New York và London, vị thế này có được một phần là nhờ nền kinh tế rộng lớn với hơn 70% tổng sản phẩm quốc nội đến từ dịch vụ. Tuy nhiên, fintech đang ngày càng vươn xa đến các khối ít bị chi phối hơn, trong đó, ví dụ nổi bật là Trung Quốc, quốc gia chỉ có khoảng một nửa GDP đến từ nhóm ngành nói trên. Đất nước tỉ dân sở hữu thành tích khá ấn tượng với danh sách các trung tâm dịch vụ tài chính như Hồng Kông, Thượng Hải và Bắc Kinh nằm trong top 10 của Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu, phản ánh hướng đi ngày càng tập trung vào công nghệ.

Kế đến, nói về cơn sốt xe điện bùng nổ khắp thế giới. Trung Quốc đã mang đến những chiếc ô tô điện cỡ nhỏ được sản xuất trong nước và sẵn sàng lấn sân sang các thị trường quốc tế khác, ví dụ như dòng xe Hongguang Mini. Mật độ tăng trưởng dày đặc cùng tốc độ phát triển như vũ bão được thúc đẩy bởi hỗ trợ của của chính phủ kết hợp với năng lực sản xuất truyền thống và chính sách liên quan. Trả lời câu hỏi động lực nào giải thích sự phát triển của fintech và xe điện ở Trung Quốc. Rất đơn giản, đó là thể chế, hệ sinh thái hỗ trợ và cơ sở hạ tầng đầy đủ, phong phú.

Tất nhiên, mọi ngành nghề đều có rủi ro nhất định. Đối với fintech và xe điện, sự thiếu chắc chắn xuất phát từ các mô hình phát triển và tính đúng đắn của các lựa chọn. Có thể hiểu đơn giản như sau, đứng trước một lĩnh vực mới và sáng tạo như công nghệ, ta có ba thái cực đi cùng với ba hệ quả tương ứng. Một là quyết định dựa trên những gì đã chắc chắn và biết rõ kết quả tương lai ra sao; thái cực khác là quyết định dựa trên những gì chưa biết và có nhiều xác suất kết quả khác nhau và ở giữa chính là rủi ro. Như nhà tâm lý học học nổi tiếng người Hà Lan Geert Hofstede đã phân biệt sáu khía cạnh của văn hóa quốc gia trong đó có yếu tố “thiếu chắc chắn”. Theo nghiên cứu của Hofstede, một số quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Anh Quốc thường có xu hướng chấp nhận sự “không chắc chắn” để đưa ra quyết định, ngược lại những nước như Nhật Bản hay Pháp thường khá lo lắng với điều này. Ở một mức độ nào đó, chấp nhận quyết định táo bạo có thể giải thích sự trỗi dậy của fintech ở Trung Quốc và những bất ổn xoay quanh.

Thế nhưng để cho ra những chính sách như trên, đòi hỏi các nhà lãnh đạo và hoạch định trong lĩnh vực fintech hiểu rõ những vấn đề sau. Đầu tiên là bối cảnh hoặc các chuẩn mực, khuôn mẫu định hình ở từng quốc gia. Thứ hai là văn hóa, giá trị và thông lệ của các công ty. Thứ ba là năng lực, phong cách cá nhân của một nhà lãnh đạo cùng các đặc điểm và thiên hướng. Bên cạnh đó là các kỹ năng về con người ngày càng trở nên quan trọng, ngoài ra còn có kỹ năng phân tích các tình huống phức tạp đòi hỏi tư duy phản biện. Các nhà lãnh đạo kinh doanh công nghệ tài chính và xe điện cần trau dồi và vận dụng kỹ năng cũng như tính táo bạo trong các quyết định sẽ giúp Trung Quốc đón nhận một tương lai tươi sáng đối với lĩnh vực fintech và xe điện vốn đã rất rủi ro.

Thục Anh