Cơn ác mộng Giáng sinh mang tên "chuỗi cung ứng" của Apple

14:48 08/12/2021

Đã hai năm kể từ ngày Covid-19 xuất hiện kéo theo những đợt đóng cửa biên giới dài kỳ, thiếu hụt chíp, cắt giảm nguồn năng lượng là những vấn đề nổi cộm trên toàn cầu và hiện đang cập kề đe đọa nhà sản xuất iPhone đình đám thế giới.

Nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới cũng không thoát khỏi tác động do căng thẳng chuỗi cung ứng gây ra
Nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới cũng không thoát khỏi tác động do căng thẳng chuỗi cung ứng gây ra. (Ảnh: Hiroko Oshima)

Đầu tháng 10 vừa qua, "công xưởng của thế giới" là Trung Quốc đồng loạt dừng mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất trong vòng 10 ngày mừng dịp lễ Quốc Khánh hay còn gọi là "Tuần lễ vàng". Trong thời gian này, hầu hết các nhà máy của Apple tại đây đều trong tình trạng trì trệ và quá tải hàng hóa. Trước đây, các nhà cung cấp khác như Foxconn, Pegatron,... sẽ tăng tốc sản xuất 24 tiếng / ngày, công nhân làm ca đêm nhằm bù đắp sản lượng cho phía Trung Quốc cũng như kịp thời phân phối các mẫu sản phẩm mới của Apple đáp ứng nhu cầu khổng lồ dịp lễ cuối năm. Thế nhưng cuộc chơi giờ không còn thuận lợi như trước khi hàng trăm triệu công nhân nghỉ việc và không quay lại làm do lo ngại lây nhiễm Covid-19, thậm chí rất nhiều người không chấp nhận tăng ca.

Lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, các dây chuyền sản xuất iPhone và iPad đã phải dừng hoạt động một vài ngày do căng thẳng chuỗi cung ứng và các hạn chế trong sử dụng điện năng tại Trung Quốc. Một giám đốc điều hành chuỗi cung ứng liên quan chia sẻ với Nikkei Asia: "Số lượng các thành phần quan trọng để cấu thành sản phẩm và chíp ngày càng khan hiếm vì thế chúng tôi khó có thể làm việc xuyên lễ và trả thêm lương cho công nhân. Điều này chưa từng xảy ra trước đây". Sau đợt ra mắt dòng sản phẩm iPhone 13 và mẫu máy tính bảng mới gây sốt toàn cầu hồi tháng 9, Apple rơi vào tình trạng thiếu hàng triệu nguyên vật liệu sản xuất, thâm hụt hàng tỷ đô la lợi nhuận. Nghiêm trọng hơn, tại một số quốc gia có vẻ như đã quá trễ để sản phẩm đến tay người tiêu dùng kịp lễ Giáng sinh. 

Từng là nhà sản xuất hàng đầu thế giới xuất xưởng hơn 200 triệu chiếc điện thoại iPhones, 20 triệu máy tính MacBooks, 50 triệu máy tính bảng và hơn 70 triệu đôi tai nghe Airpod hàng năm, Apple cuối cùng cũng không thoát khỏi mớ hỗn độn của chuỗi cung ứng năm nay. Giáng Sinh năm nay được ví như "cơn ác mộng" tồi tệ nhất của Apple. Đây cũng là ví dụ điển hình nêu bật tác động sâu rộng của chuỗi cung ứng đối với các công ty kinh doanh sản phẩm tiêu dùng trên khắp thế giới. Một "cơn bão hoàn hảo" từ đóng cửa nhà máy do dịch bệnh, các vấn đề vận chuyển và hậu cầu, thắt chặt sử dụng năng lượng đã và đang thách thức mô hình sản xuất toàn cầu. 

Nikkei Asia đã tiến hành phỏng vấn hơn 20 nhà lãnh đạo các ngành công nghiệp trải dài ba lục địa cũng như tìm kiếm những thành phần chủ chốt cấu tạo nên một chiêcs iPhone 13 Pro Max mới nhất, kết quả thu được đã làm nổi bật những thử thách khó lường mà "gã khổng lồ" Apple đang phải đối mặt. Tờ báo chỉ ra những sự kiện gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm sâu sắc thêm các vấn đề cố hữu ngay cả trước Covid-19 trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã lan rộng đến ngành công nghệ. 

Trong tháng 9 và tháng 10, sản lượng sản xuất series iPhone 13 đã giảm 20% so với kế hoạch ban đầu. Bất chấp mọi nỗ lực tăng nguồn cung vật liệu cho các mẫu smartphone mới nhất, cứu cánh lợi nhuận năm nay của công ty vẫn phụ thuộc phần lớn vào các sản phẩm iPad và dòng điện thoại cũ như iPhone 12 và iPhone SE. Tính đến đầu tháng 12, Apple chỉ sản xuất được 83 triệu tới 85 triệu chiếc cho series iPhone 13, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu tham vọng lên đến 95 triệu chiếc trong mùa mua sắm đầu tiên sau khi các quốc gia phương Tây mở cửa trở lại. Tổng thể, mặc dù đã cố gắng đẩy mạnh sản xuất trong tháng 11, Apple vẫn vỡ kế hoạch khoảng 15 triệu chiếc để có thể đạt được mục tiêu 230 triệu điện thoại iPhone trong năm nay. 

Hiệu ứng cánh bướm

Một chiếc điện thoại iPhone Pro Max cần tới 2000 linh kiện điện tử
Một chiếc điện thoại iPhone Pro Max cần tới 2000 linh kiện điện tử. (Ảnh: Nikkei Asia)

Khó khăn khác đến từ 2000 linh kiện phức tạp cấu tạo nên một chiếc iPhone 13 Pro Max. Bên cạnh đó, giá các bộ phận cốt lõi cũng được đẩy lên cao, chẳng hạn như bộ xử lý core A15 có giá 45 đô la, đèn led hiển thị cũng có giá lên đến 105 đô la. Tuy nhiên thách thức lớn hơn vẫn còn ở phía trước khi con chíp điện thoại từng chỉ đáng giá vài xu nay đã đội giá nhất trời, trở thành linh kiện được săn tìm nhiều nhất trong năm. Bất cập ở chỗ những con chíp nhu vậy không chỉ dùng độc nhất cho điện thoại iPhone mà còn sử dụng rộng rãi từ đồ dùng điện gia dụng, máy tính, trung tâm dữ liệu,... dẫn đến nguồn cung căng như dây đàn. 

Apple và các nhà cung cấp vẫn đang khẩn trương giải quyết các vấn đề. Đợt phong tỏa dài ngày tại Việt Nam đã ảnh hướng đến dây chuyền sản xuất mô đun máy ảnh của iPhone do Sharp đảm nhiệm. Gián đoạn do Covid-19 gây ra tại Malaysia tàn phá chuỗi cung ứng linh kiện điện tử, mặt khác, các quốc gia Đông Nam Á từng chỉ nhận được các hợp đồng đóng gói và thử nghiệm sản phẩm nay cũng dấn thân vào cuộc đua sản xuất chíp. Một giám đốc cấp cao của nhà cung ứng thuộc top đầu cho Apple chỉ ra: "Ngay cả khi bạn đã có sẵn 99% linh kiện nhưng thiếu hai hoặc ba thành phần thôi thì cũng chẳng thể nào hoàn thiện sản phẩm".

Năm 2021 vẫn được đánh giá là một năm đáng nhớ đối với Apple, trong đó lượng đơn đặt hàng iPhone đã tăng gần 30% so với năm 2020 bất chấp các hạn chế do tranh chấp công nghệ và thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên theo CEO Tim Cook của Apple cho hay, căng thẳng chuỗi cung ứng khiến Apple mất 3-4 tỷ đô la lợi nhuận trong quý tháng tư đến tháng 6 và một khoản 6 tỷ đô la khác trong giai đoạn tháng 7-9. Ông dự báo tác động ảnh hưởng thậm chí có thể lớn hơn nữa trong quý cuối cùng của năm. Người tiêu dùng đặt mua iPad hay iPhone thế hệ mới có nhiều khả năng không nhận được sản phẩm đúng dịp Giáng sinh bởi theo trang web chính thức của Apple, thời gian giao hàng dự kiến sẽ kéo dài từ giữa cho tới cuối tháng 1. Đối với các mặt hàng như iPhone 13 Pro và 13 Pro Max, thời gian chờ giảm còn 1 - 2 tuần so với 5 tuần như đã thông báo cách đây một tháng. 

Apple không phải người chịu thiệt duy nhất

Không chỉ Apple, nhiều công ty trải khắp các lĩnh vực gồm điện tử điện lạnh, sản xuất điện thoại hàng đầu như Samsung Electronics, Xiaomi và Oppo cho tới HP, Dell Technologies và Acer, cả Sony Group cũng như Nitendo,... không nằm ngoài dự đoán. Tất cả các "ông lớn" gần như không thể cung cấp đủ lượng sản phẩm và giao hàng đúng hạn. Chẳng hạn như Nintendo đã giảm 20% sản lượng so với kế hoạch đặt ra hồi tháng 3. Xiaomi cho hay căng thẳng chuỗi cung ứng giáng một đòn đau đối với quy trình vận chuyển smartphone. Hàng loạt các ngành công nghiệp liên quan tỏ ra bi quan trước cơn bão mang tên thiếu hàng ngay trước thềm mùa mua sắm bận rộn nhất trong năm. 

Thiếu hụt nguồn cung chip gây hỗn loạn và xáo trộn mọi ngoác ngách của hoạt động sản xuất toàn cầu, ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế trong khi lạm phát tiếp tục gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Jason Chen, chủ tịch kiêm CEO của Acer được biết đến là nhà sản xuất máy tính lớn thứ 4 thế giới khẳng định ông chưa bao giờ gặp nhiều thử thách khó nhằn cùng lúc như vậy. Ông nói: "Lễ Giáng sinh thì chẳng thể nào hủy bỏ còn chúng tôi cũng lực bất tòng tâm. Không một ai có kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng quy mô lớn đến như vậy trước đây, chúng tôi không biết làm sao để xử lý thách thức cho phù hợp". 

Nintendo đã giảm 20% sản lượng so với kế hoạch đặt ra hồi tháng 3
Nintendo đã giảm 20% sản lượng so với kế hoạch đặt ra hồi tháng 3. (Ảnh: Nikkei Asia)

Theo các cuộc phỏng vấn của Nikkei với các quan chức trong ngành, khan hiếm linh kiện đã trở thành "nút thắt" trong khắp các ngành công nghiệp. Emily Hong, CEO của Wiwynn chuyên xây dựng dữ liệu cho Facebook, Microsoft và Amazon thở dài ngao ngán: "Kể cả chúng ta có phản ứng nhanh để thiết kế lại và tìm giải pháp thay thế, chuỗi các sự vụ cứ thế nối tiếp nhau, hết thứ này đến thứ khác". Đối với những người chơi không có nguồn lực đồi dào như Apple và Samsung, bất cập trong chuỗi cung ứng thậm chí tàn phá kinh khủng hơn thế. Miller Chang, chủ tịch công ty sản xuất máy tính công nghiệp lớn nhất thế giới đồng thời cũng là nhà cung cấp cho Samsung, Siemens, Philips và General Electric phân tích rằng so với các nhà sản xuất smartphone và PC có lượng lớn khách hàng, người kinh doanh ngành máy tính công nghiệp không có lợi thế và được ưu tiên khi tìm kiếm nguồn cung cấp. Ông cho biết: "Một số đơn vị có sẵn chíp nhưng họ không muốn đưa cho chúng tôi trước. Vậy nên có thời điểm một hệ thống máy tính công nghiệp trị giá 1000 đô la không được chuyển đi do thiếu các linh kiện chưa đầy một đô la".

Một số các quan chức đầu ngành tỏ ra áp lực đến nỗi đã kêu gọi các nhà sản xuất thiết bị chung tay hợp tác. Nhiều công ty chất bán dẫn lớn áp dụng mô hình hoạt động như một cửa hàng cung ứng hầu hết các loại chíp phục vụ chức năng khác nhau từ cao cấp đến trung bình. Sản phẩm từ các doanh nghiệp như Texas Instruments, NXP Semiconductors, Nexperia and STMicroelectronics không chỉ được sử dụng rộng rãi trong gia dụng tiêu dùng mà còn cả những ngành đặc thù hơn như tự động hóa, dược phẩm và khoa học vũ trụ. 

Dấu hiệu cảnh báo trước đại dịch

Không thể phủ nhận Covid-19 là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt nguồn cung nhưng trên thực tế đã xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo, chẳng hạn như căng thẳng Mỹ - Trung và tranh chấp công nghệ với Huawei. Nỗi lo cắt giảm loạt kinh kiện chủ chốt đã lan rộng trong ngành công nghiệp công nghệ của Trung Quốc, làm tiền đề cho các chiến dịch tự chủ công nghệ nhằm đảm bảo khả năng sinh tồn của nhà nước. Trong suốt năm 2019 và 2020, phía Mỹ đã để mắt đến 150 công ty Trung Quốc bao gồm các tổ chức nghiên cứu và trường đại học. Động thái trên nhằm hạn chế SMIC gây ra gián đoạn và ảnh hưởng cạnh tranh tại thị trường Mỹ trong bối cảnh hai "chiến mã" hàng đầu xứ Trung là SMIC và Hua Hong Semiconductor lần lượt tăng trưởng 58% and 292% trong giai đoạn tháng 7- 9 năm nay. 

Áp lực đại dịch

Dịch bệnh bùng phát đã thay đổi hành vi của con người và tái định hình nhu cầu đối với các mặt hàng điện tử tiêu dùng. Làm việc, học tập, giải trí tại nhà đã thúc đẩy phát triển của TV, máy tính xách tay, màn hình, máy tính bảng, thiết bị tập thể dục đồng thời thâm nhập áp dụng kết nối 5G nhanh hơn và dung lượng lưu trữ lớn hơn. Ngành công nghiệp PC vốn đã phải chịu đựng nhu cầu chậm lại trong một thập kỷ nhưng năm ngoái đã có lượng xuất xưởng toàn cầu tăng 13%, trong khi thị trường máy tính bảng cũng khởi sắc trở lại và kéo dài đà tăng trong ba quý đầu năm nay. Cùng lúc đó, một số cấu trúc ngành cũng dần thay đổi như chuyển hướng sang xe điện, áp dụng rộng rãi 5G, trí tuệ nhân tạo và máy tính hiệu suất cao.  

Các nhà cung cấp dồn toàn lực đáp ứng Apple
Các nhà cung cấp dồn toàn lực đáp ứng nhu cầu linh kiện của Apple. (Ảnh: internet)

Sau tất cả, vấn đề nổi cộm tiếp tục xoay quanh thiếu linh kiện điện tử. Một quản lý cấp cao trong ngành cho hay: "Hôm nay thiếu một thành phần, ngày mai thành phần khác lại gặp vấn đề. Gián đoạn trên các vùng địa lý khác nhau của Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc và những nơi khác khiến chúng tôi đứng ngồi không yên. Trước đây, công ty chỉ cần bán chíp nhưng giờ chúng tôi phải xử lý tất cả các truy vấn SOS từ khách hàng và cùng các đối tác gỡ khó". 

Devin Hsiao, giám đốc tài chính tại Transcend Infomation, một nhà cung cấp giải pháp lưu trữ và đa phương tiện chia sẻ: "Chúng tôi phân chia nhân viên trực trước máy tính và kiểm tra các trang web khác nhau để tìm hàng hóa. Bất cứ khi nào phát hiện nguồn cung có sẵn, chúng tôi phải lập tức liên hệ, thậm chí yêu cầu ngân hàng nâng hạn mức thẻ tín dụng để đấu giá. Còn nếu đến đặt vấn đề trực tiếp với nhà cung cấp như trước đây, câu trả lời luôn là chờ đợi ít nhất 52 tuần".

Trở lại với câu chuyện của Apple, hầu hết các nhà cung cấp sẽ làm bất cứ điều gì để hỗ trợ "quả táo cắn dở" bởi nếu không họ có nguy cơ mất đơn hàng khổng lồ vào tay đối thủ. Một nguồn tin chỉ ra rằng kể từ ngày đầu tiên khi Malaysia lên kế hoạch cho các biện pháp thắt chặt, Apple đã cảnh giác và bắt đầu tính toán các thành phần bị ảnh hưởng và tìm cách giảm thiểu tác động. Malaysia kiểm soát khoảng 13% công suất đóng gói và lắp ráp chip toàn cầu. Các nhà sản xuất linh kiện và chip chủ chốt nhưTexas Instruments, STMicroelectronics, ams, Murata Manufacturing, ON Semiconductor, Renesas Electronics, Rohm và Nexperia điều hành các cơ sở địa phương cung cấp trực tiếp cho Apple. Trong khoảng hai đến ba tháng kể từ tháng 6, chỉ 60% nhân viên trở xuống được phép để làm việc. Tất cả các hoạt động sản xuất không cần thiết, ngoại trừ thực phẩm và thuốc, thậm chí đã bị đình chỉ trong nhiều tuần. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng.

Kế đến, cuối tháng 9, do lượng khí thải vượt chỉ tiêu môi trường và giá than tăng cao, Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế sử dụng điện ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm, bao gồm Quảng Đông và Giang Tô, nơi có nhiều nhà cung cấp của Apple điều hành hơn 150 đơn vị sản xuất.  Theo phân tích của Nikkei về danh sách nhà cung cấp của Apple, hàng nghìn doanh nghiệp tranh nhau đàm phán với chính quyền địa phương. "Chúng tôi đã trao đổi với các quan chức để kiểm tra chính sách cung cấp điện mới nhất, xem xét kho dự trữ của từng linh kiện và chip mỗi ngày", một giám đốc điều hành tại một nhà cung cấp hàng đầu của Apple chia sẻ với Nikkei. "Apple cũng đã tham gia để giúp nhiều nhà cung cấp nhỏ hơn đàm phán với chính quyền địa phương nhưng hỗn loạn chuỗi cung ứng giống như cơn đau đầu không bao giờ chấm dứt".

TL