Châu Á: Giá container tăng “đột biến” do sự chuyển dịch mua sắm thương mại điện tử

14:34 12/01/2021

Đại dịch Covid-19 đã tạo ra chi phí kỷ lục cho việc vận chuyển hàng từ các nước châu Á bằng container. Trong đó, nhu cầu vận chuyển nhà, sự chuyển đổi sang hình thức mua sắm điện tử làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh.

Theo Asia. Nikkei, cước phí gửi hàng từ châu Á đến Mĩ và châu Âu thường giảm từ tháng 11, phí vận chuyển cũng giảm vì tập trung cho việc mua sắm vào cuối năm. Tuy vậy, nhu cầu vẫn tăng mạnh với nhiều hàng hóa vận chuyển như đồ nội thất, gia dụng và đồ chơi….

Tỉ giá vẫn tăng ngay trong tháng 1 và có dấu hiệu quá tải. Ước tính 1 container/40feet từ Thượng Hải đến Mĩ tăng 150%/tương đương 4.019 USD, trở thành kỉ lục được ghi nhận vào thời điểm này tại Sở Giao dịch Thượng hải.

Nhu cầu vận chuyển container từ châu Á sang các thị trường phương Tây không có dấu hiệu chậm lại sau mùa mua sắm cuối năm.  ảnh  Reuters
Nhu cầu vận chuyển container từ châu Á sang các thị trường phương Tây không có dấu hiệu chậm lại sau mùa mua sắm cuối năm. ảnh Reuters. 

Trong diễn biến khác, báo cáo của tập đoàn Datamyne số lượng container được vận chuyển từ châu Á đến Mỹ trong tháng 11 vừa qua tăng 23,6% đạt kỉ lục trong tháng.

Đồ nội thất là nhóm dẫn đầu, với lượng xuất xưởng tăng 23,9%. Đồ chơi và đồ dùng thể thao, tăng 21,6%. Ngược lại, các lô hàng về thép tăng 1%.  Trong khi các mặt hàng liên quan đến ô tô chỉ tăng 5,9%.

Nhà bán ra thị trường tăng, thúc đầy nhu cầu về nội thất tăng mạnh. Giá nhà ở Mĩ tăng 1,2% trong tháng 11. (từ tháng 10/2020 tăng 155 triệu căn/năm – Số liệu từ Bộ Thương mại của Nhật). Một công ty vận tải container chia sẻ: Miễn là giá nhà ở không giảm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến Mĩ sẽ vẫn ổn định.

Các chuyến hàng đến châu Âu cũng đang tăng lên bất chấp đại dịch. Trung tâm Hàng hải Nhật Bản cho biết khối lượng container từ châu Á sang châu Âu đã tăng 7% trong tháng 10, mức cao nhất trong tháng đó.

Đại diện công ty vận tải cho biết: “Mặc dù sự thúc đẩy đối với đồ nội thất không mạnh như ở Mĩ, nhưng nhu cầu vận chuyển các sản phẩm như máy tính cá nhân ngày càng tăng để thiết lập môi trường làm việc tại nhà…"

Nhật Bản cũng đang tạo ra nhu cầu lớn đối với các mặt hàng được người tiêu dùng ở nhà tìm kiếm, chẳng hạn như đồ nội thất và thiết bị gia dụng. Các lô hàng container từ Trung Quốc đến Nhật Bản đã tăng 20,5% trong tháng 10 đối với đồ nội thất và giường ngủ, mặt hàng duy nhất trong top 10 đạt mức tăng 2 con số.

Những thay đổi về cách sống và mua sắm của người tiêu dùng được ghi nhận bằng việc ít ra đường tham gia các phương tiện giao thông. Sự chuyển đổi sang thương mại điện tử đã làm  tăng đột biến các xe tải vận chuyển hàng hóa vào các trung tâm hậu cần ở Nhật Bản. Chính điều này, đã làm nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tặng mạnh.

Sự chuyển dịch sang thương mại điện tử ở Nhật Bản không chỉ góp phần làm tăng  số lượng  hàng hóa vận chuyển mà còn làm hạn chế năng lực của các xe tải chở hàng và các trung tâm hậu cần.
Sự chuyển dịch sang thương mại điện tử ở Nhật Bản không chỉ góp phần làm tăng số lượng hàng hóa vận chuyển mà còn làm hạn chế năng lực của các xe tải chở hàng và các trung tâm hậu cần.

Vào tháng 12 vừa qua Honda Motor đã tạm dừng một nhà máy ở Anh trong vài ngày do sự chậm trễ tại các cảng dẫn đến tình trạng thiếu phụ tùng. Một nhà sản xuất thiết bị cho biết: “Chúng tôi đang thiếu hàng tồn kho ở Mỹ do việc vận chuyển bị đình trệ",

Tình hình trở nên trầm trọng hơn là tình trạng thiếu container vận chuyển vẫn tiếp diễn kể từ khi nhu cầu tăng lên vào đầu năm. Nhiều container được gửi từ châu Á sang châu Âu và Mỹ. Trong bối cảnh lượng hàng tăng đột biến nên rất nhiều hàng hóa đã bị mắc kẹt tại đó. Một số trường hợp công ty vận tải muốn vận chuyển phải bỏ lại hàng hóa đến từ châu Á.

Giá cước vận chuyển đã phải chịu đựng một đợt sụt giảm kéo dài trước đại dịch do những xu hướng bất lợi, gồm: nền kinh tế toàn cầu suy yếu, khả năng vận tải dư thừa và xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nếu khối lượng hàng sụt giảm do covid-19 đặc biệt Trung Quốc thì thói quen tiêu dùng và sự thèm muốn mua sắm mạnh mẽ đã thúc đẩy sự phục hồi.

Theo dự đoán tình trạng thiếu container sẽ tiếp diễn trong ngắn hạn. Giá cước tăng cao đồng nghĩa với việc tăng chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp, vì thế hàng hóa tăng giá khi đến tay người tiêu dùng.

Hoàng Gia - Lữ Duy