Những câu hỏi đặt ra cho tương lai của các đế chế kinh doanh lớn tại châu Á vào năm 2021
- Thương hiệu
- 07:30 04/01/2021
DNHN - Thế giới vừa bước sang năm mới 2021, năm mà nhiều câu hỏi lớn với loạt doanh nghiệp khổng lồ châu Á như SoftBank, Huawei và những chú kỳ lân Grab và Gojek sẽ trở thành tâm điểm.
Ant Group liệu sẽ IPO?
Cơ hội để Ant Group - công ty tài chính liên kết của tập đoàn khổng lồ Alibaba - niêm yết cổ phiếu trong năm 2021 vẫn là một dấu hỏi lớn sau khi nhà chức trách Trung Quốc ra quyết định đình chỉ thương vụ này vào phút chót hồi tháng 11/2020. Ant Group trước đó dự định huy động 39,6 tỷ USD qua IPO tại sàn chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông.

Nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu Ant dừng các hoạt động cho vay tín dụng lãi suất cao, bảo hiểm và quản lý tài sản, đồng thời muốn công ty này thành lập một công ty cổ phần riêng biệt để dảm bảo an toàn vốn và tuân thủ các quy định, trở thành một tổ chức tài chính được cấp phép đầy đủ.
Ant sẽ phải xây dựng các kế hoạch để tuân thủ và nộp lên để nhà chức trách phê duyệt theo đúng quy định. Do đó, giới ngân hàng và đầu tư nhận định IPO của công ty này có thể bị trì hoãn sang năm 2022.
Một số người cho rằng những phát ngôn của Jack Ma - người sáng lập Ant và Alibaba - ví hệ thống tài chính của Trung Quốc như một "tiệm cầm đồ" đã làm phật lòng giới quản lý và là một trong những nguyên nhân khiến IPO của Ant bị hủy vào phút chót.
Theo giới phân tích, quyết tâm kiểm soát quyền lực của các đại gia Internet của chính phủ Trung Quốc thời gian gần đây đồng nghĩa rằng IPO của Ant có thể không diễn ra trong năm 2021. Và nếu diễn ra, giá trị của công ty này cũng sẽ giảm mạnh, từ 320 tỷ USD ban đầu xuống chỉ còn 200 tỷ USD.
Cú sáp nhập tỷ USD chấn động Đông Nam Á sẽ diễn ra?

Trong vài tháng qua, thông tin hai hãng gọi xe hàng đầu Đông Nam Á sáp nhận đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Giới quan sát dự đoán sau khi về chung nhà, Grab - Gojek sẽ thực hiện một đợt IPO "bom tấn".
Dịch Covid-19 ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến mảng gọi xe cốt lõi của Grab và Gojek trong năm 2020 và đây là một động lực để startup Singapore và Indonesia hợp lực.
Tuy nhiên, nếu hợp nhất, Grab và Gojek có thể đối mặt với sự phản đối của cơ quan quản lý chống độc quyền Indonesia. Đến nay, Indonesia vẫn là thị trường rộng lớn nhất của cả Grab và Gojek trong phân khúc gọi xe, giao đồ ăn và thanh toán kỹ thuật số.
Theo nguồn tin từ Bloomberg hồi đầu tháng 12/2020, hai startup đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc đàm phán. Nhiều chuyên gia dự đoán năm 2021 có thể là thời khắc hai bên đưa ra quyết định cho kế hoạch sáp nhập.
Masayoshi Son tư nhân hóa SoftBank?
Theo Financial Times, Tập đoàn SoftBank của doanh nhân Masayoshi Son là một cỗ máy đầu tư công nghệ khổng lồ có bánh răng được bôi trơn bởi những khoản nợ hào phóng. Sau khi mất một khối tài sản lớn thì tập đoàn công nghệ Nhật đang nỗ lực xác định lại chiến lược, các giám đốc điều hành SoftBank đã tái thảo luận về việc tư nhân hoá SoftBank.
Những đồn đoán về việc Son sẽ đưa SoftBank trở thành công ty tư nhân ngày càng nóng lên khi công ty này liên tiếp bán nhiều tài sản, kể cả khi đã đạt được mục tiêu huy động 4.500 tỷ Yên (43,6 tỷ USD) theo kế hoạch công bố hồi tháng 3 để trấn an nhà đầu tư. Thương vụ gần đây nhất là bán Boston Dynamics - nhà sản xuất robot tại Mỹ có những video triệu lượt xem trên YouTube nhưng chỉ mang về doanh thu 2 triệu USD trong năm 2019.
Theo một số nhà phân tích, SoftBank đang thực hiện kế hoạch "tư nhân hóa" với việc mua lại cổ phiếu cho tới khi cổ phần của Son tăng từ mức 27% hiện tại lên hơn 66,7% để ông có thể "thâu tóm" các cổ đông còn lại. Ước tính việc này có thể cần tới hơn 10.000 tỷ Yên và huy động vốn là một nhiệm vụ đầu thử thách.
Với "máu liều", Son đã tạo ra được quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới trị giá 100 tỷ USD - Vision Fund và cũng tạo ra một trong những công ty nợ nhiều nhất thế giới. Do đó, một thương vụ như trên hoàn toàn có thể xảy ra, theo Nikkei Asia.
Ai sẽ "kế vị" Samsung khi "thái tử" đối mặt với 9 năm tù vì hối lộ?
Các công tố viên Hàn Quốc vừa yêu cầu mức án 9 năm tù giam đối với "thái tử Samsung" Jay Y. Lee - Phó Chủ tịch Samsung Electronics với tội danh hối lộ.

Đề nghị đưa người thừa kế số 1 của Samsung vào tù được các công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc đưa ra tại phiên điều trần của Tòa án cấp cao Seul diễn ra hôm qua (30/12). Dự kiến, phán quyết đối với vị tỷ phú này sẽ được công bố vào ngày 18/1/2021.
"Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của công ty đối với xã hội của chúng ta" - biên bản kết luận của các công tố viên khi đề cập đến Samsung nhận xét và cho biết: "Nhưng chính bởi những đóng góp về kinh tế nên công ty cần phải thực thi nghiêm túc những quy định của pháp luật".
Theo Bloomberg, vị tỷ phú 52 tuổi này đang đấu tranh chống lại các cáo buộc trong phiên tòa xét xử cách đây 4 năm khiến ông phải ngồi tù 1 năm và cựu Tổng thống Park Geun-hye bị phế truất.
Phán quyết của vụ án này có thể sẽ gây chấn động lớn đối với Samsung, đặc biệt khi ông Lee được dự đoán sẽ chính thức lên nắm quyền lãnh đạo "gã khổng lồ" điện tử và di động Samsung sau khi cha ông qua đời cách đây 4 tháng.
"Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của công ty đối với xã hội của chúng ta" - biên bản kết luận của các công tố viên khi đề cập đến Samsung nhận xét và cho biết: "Nhưng chính bởi những đóng góp về kinh tế nên công ty cần phải thực thi nghiêm túc những quy định của pháp luật".
Theo Bloomberg, vị tỷ phú 52 tuổi này đang đấu tranh chống lại các cáo buộc trong phiên tòa xét xử cách đây 4 năm khiến ông phải ngồi tù 1 năm và cựu Tổng thống Park Geun-hye bị phế truất.
Phán quyết của vụ án này có thể sẽ gây chấn động lớn đối với Samsung, đặc biệt khi ông Lee được dự đoán sẽ chính thức lên nắm quyền lãnh đạo "gã khổng lồ" điện tử và di động Samsung sau khi cha ông qua đời cách đây 4 tháng.
Phát biểu trước tòa, "thái tử Samsung" tuyên bố: "Mặc dù khó khăn và vất vả, song tôi sẽ đi trên con đường đúng đắn". Ông hứa sẽ tạo ra một công ty có mức độ minh bạch và đạo đức cao nhất.
"Một lần nữa, tôi đảm bảo rằng, các con của tôi sẽ không liên quan đến việc kế thừa công ty. Samsung sẽ không bao giờ phải gây tranh cãi về những vấn đề này" - ông nhấn mạnh.
Ông Lee hiện đã từ chức Giám đốc nội bộ, song vẫn là Phó Chủ tịch và là người lãnh đạo thực tế của tập đoàn. Mặc dù, cha ông là cố Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee đã qua đời hồi tháng 10/2020, nhưng đến nay vị "thái tử Samsung" vẫn chưa được chính thức kế vị đế chế này.
Theo Bloomberg, Samsung có thể sẽ hoãn việc bổ nhiệm ông Lee vào vai trò lãnh đạo tập đoàn, ít nhất cho đến khi phiên tòa kết thúc.
Huawei có thể tồn tại vào năm 2021?
Trong năm 2020, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục cấm vận các công ty công nghệ Trung Quốc, đặc biệt là Huawei Technologies. Tập đoàn công nghệ số một Trung Quốc lao đao vì những cú đòn từ Washington.
Huawei đã tích lũy kho dự trữ chip và các vật liệu khác suốt năm qua để chống lại các hạn chế thương mại từ Mỹ. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp chính của Huawei, bao gồm Qualcomm và Sony, đã được cấp phép để nối lại một số hợp đồng mua bán với Huawei. Điều này hứa hẹn "ánh sáng sau đêm tối" cho gã khổng lồ điện tử Trung Quốc trong năm 2021.
Ngoài ra, Huawei còn nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh cam kết thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ trong nước, và Huawei là chìa khóa của giấc mơ công nghệ đó. Điều này khiến sự tồn vong của Huawei trở thành một vấn đề mang tầm quan trọng quốc gia.
Huawei Technologies không chỉ là công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc mà còn là đơn vị cung cấp các trạm gốc viễn thông 5G quan trọng nhất, nền tảng cho kế hoạch triển khai công nghệ không dây thế hệ tiếp theo của Trung Quốc. Do vậy, chính quyền Trung Quốc chắc chắn không thể Huawei "chết" vì sức ép của Mỹ.
Bảo Bảo
Tin liên quan
- Xuất khẩu giả, hoàn thuế thật
- Mạo danh doanh nghiệp bất động sản uy tín để “câu khách” vẫn còn là vấn đề nhức nhối
- Các đại gia thực phẩm chen chúc làm cà phê hòa tan: Vinamilk và NutiFood nhiều năm loay hoay, KIDO vẫn "nhảy" vào
- Dự kiến lộ trình 07 đợt nhập vắc-xin ngừa Covid-19 về Việt Nam
- Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu trì hoãn chuyển đổi số
#năm 2021

Xu hướng của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2021
Tăng cường áp dụng thanh toán kỹ thuật số; dịch vụ hậu cần sẽ dẫn đầu; đổi mới trong chiến lược bán lẻ của các thương hiệu - nhà bán hàng là 3 xu hướng của thương mại điện tử được dự báo trong năm nay.

AMRO nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến đạt 7% năm 2021
Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) vừa đưa ra nhận định tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam dự kiến đạt 7% năm 2021.

Huawei giảm hơn một nửa số lượng điện thoại thông minh vào năm 2021
Theo trang tin Nikkei Asia, Huawei Technologies đã thông báo với các nhà cung cấp của mình rằng đơn đặt hàng linh kiện điện thoại thông minh của họ sẽ giảm hơn 60% trong năm nay, khi mà các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn tiếp tục có hiệu lực.

Lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ ra sao trong năm 2021?
Hệ thống ngân hàng đang bước sang năm 2021 với triển vọng tương đối lạc quan nhờ đà phục hồi nền kinh tế sau năm khủng hoảng Covid-19

SSI: Ngành hàng không dự báo có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021
SSI nhận định, hàng không có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021 khi các vaccine được phê duyệt và thị trường quốc tế sẽ phục hồi thực sự từ năm 2022.

Tạo đà để kích cầu du lịch "khởi sắc" trong năm mới
Trong năm 2021, nhiều doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch và địa phương đã triển khai các chương trình kích cầu, tạo đà để đẩy nhanh quá trình phục hồi du lịch trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Đọc thêm Thương hiệu
Kẹo dừa Bến Tre nâng tầm thương hiệu khẳng định tên tuổi
Người dân bến tre tự hào tự hào sản phẩm kẹo dừa có hương thơm dịu béo ngậy thanh ngon; vừa qua sản phẩm kẹo dừa Bến Tre đã đạt chứng nhận 4 sao theo tiêu chuẩn OCOP.
Nét đẹp truyền thống nghề đậu bạc Định Công
“Gốm Bát Tràng, bạc Định Công”, câu nói nổi tiếng khắp đất Kinh kỳ xưa với nhiều nghệ nhân được vào Kinh thành làm đồ trang sức cho Triều đình
Chỉ có 30% F2 trong các doanh nghiệp gia đình chuyển giao thế hệ thành công
Tỷ lệ này giảm dần xuống mức 14% và 3% ở các thế hệ F3 và F4. Con số này đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào để doanh nghiệp gia đình phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển giao.
Hà Giang đẩy mạnh việc hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025
Hà Giang định hướng những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ, hỗ trợ phát triển bền vững cây cam sành và hỗ trợ đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.
Nước mắm Hà Tĩnh nâng tầm thương hiệu, niềm tin cho người tiêu dùng
Khi đến Hà tĩnh người ta thường nhắc đến hai thương hiệu nước mắm: Nước mắm Luận Nghiệp và nước mắm Phú Khương. Được biệt, năm 2020, nước mắm Luận Nghiệp được nâng hạng từ OCOP 3 sao lên 4 sao đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường.
Phú Thọ: Nét đẹp làng nghề nón lá Sai Nga
Làng nón Sai Nga là một trong hai làng nghề nổi tiếng nhất tại Phú Thọ. Hình ảnh những đứa trẻ lên năm lên mười hay các cụ già tỉ mỉ khâu từng chiếc nón là rất đỗi bình thường tại nơi đây.
Lucid Motors đối thủ của Tesla được định giá cao nhất với startup xe điện
Lucid Motors đang sáp nhập với 1 công ty blank-check được điều hành bởi nhà tài phiệt Michael Klein , mặc dù chưa sản xuất được chiếc xe nào nhưng đối thủ của Tesla đã được định giá 24 tỷ USD.
Sản phẩm bánh nhãn Hồi Xuân hương vị đặc biệt mang thương hiệu xứ Thanh
Sản phẩm bánh Nhãn thị trấn Hồi Xuân đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh Thanh Hóa. Tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập từ 5- 6 triệu đồng/ tháng.
Câu chuyện về "Ngôi vương của kẻ đến sau"
Ngoài tiêu thụ hết sản lượng điều thô trong nước để đủ sản lượng điều nhân xuất khẩu, Việt Nam còn phải nhập thêm điều từ Campuchia, châu Phi để dùng vào chế biến sâu, doanh thu của dòng sản phẩm này đã lên tới cả tỷ USD mỗi năm.
Lâm Đồng lần đầu tiên có vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao
UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định công nhận vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao đầu tiên trên địa bàn.