Các ngân hàng dự kiến sẽ nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng trong năm 2021
- Tài chính - Ngân hàng
- 08:30 12/01/2021
DNHN - Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2021 và cả năm 2021, các tổ chức tín dụng dự kiến “nới lỏng nhẹ” tiêu chuẩn tín dụng đối với các nhóm khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố báo cáo kết quả điều tra xu hướng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tháng 12/2020. Cuộc điều tra được tiến hành từ ngày 5/12 đến 15/12/2020.

Theo kết quả điều tra, nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng tăng chậm lại rõ rệt trong năm 2020, nguyên nhân chính là do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Nhu cầu vay vốn cho đầu tư du lịch và kinh doanh chứng khoán được nhận định giảm so với năm 2019, nhu cầu vay thương mại và dịch vụ, đặc biệt là vay xuất, nhập khẩu được kỳ vọng tăng trưởng khả quan trở lại trong năm 2021.
Cụ thể, theo kết quả điều tra, hầu hết ngân hàng cho biết do tác động tiêu cực từ Đại dịch Covid-19, nhu cầu tín dụng của khách hàng đã tăng chậm rõ rệt trong năm 2020 vừa qua. Tuy nhiên, cầu tín dụng được kỳ vọng tăng trưởng tốt trở lại trong năm 2021, với động lực chính là kỳ vọng về nhu cầu vay thương mại và dịch vụ, đặc biệt là vay xuất, nhập khẩu.
Rủi ro tín dụng tổng thể được các tổ chức tín dụng nhận định có dấu hiệu tăng trong năm 2020 so với năm 2019, trong đó tăng cao nhất là rủi ro của các khoản vay kinh doanh bất động sản. Các TCTD kỳ vọng rủi ro tín dụng sẽ giảm nhẹ trong năm 2021 so với năm 2020.
Lĩnh vực “bán buôn, bán lẻ” và “xuất nhập khẩu” được nhiều TCTD lựa chọn là động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2020 hơn các lĩnh vực khác. Hai lĩnh vực này cũng được các TCTD lựa chọn tập trung cho vay trong năm 2021 cùng với các lĩnh vực khác là “phục vụ nhu cầu đời sống” và “xây dựng”.
Đáng chú ý, theo kết quả điều tra của Ngân hàng Nhà nước, trong nửa cuối năm 2020, các TCTD cho biết đã nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều lĩnh vực ưu tiên và giảm thắt chặt tiêu chuẩn tín dụng đối với các nhóm khách hàng khác.
Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2021 và cả năm 2021, các TCTD dự kiến “nới lỏng nhẹ” tiêu chuẩn tín dụng đối với các nhóm khách hàng. Cơ sở để thực hiện việc “nới lỏng” tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2021 là triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan, đồng thời phù hợp chính sách và định hướng của Chính phủ, NHNN để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Một cuộc điều tra khác của Ngân hàng Nhà nước về: “Xu hướng kinh doanh của các TCTD quý I/2021” cho thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tổng thể của năm 2020 ở mức thấp hơn so với năm 2019 do ảnh hưởng tiêu cực của Đại dịch Covid-19 và do hệ thống TCTD giảm giá bình quân sản phẩm dịch vụ.
Tính chung trong cả năm 2020, 45,2% các TCTD cho biết đã giảm giá bình quân sản phẩm dịch vụ; 44,2% các TCTD cho biết đã giữ nguyên. Giá bình quân sản phẩm dịch vụ của các TCTD được dự kiến tiếp tục giảm trong quý I/2021.
Tương tự kết quả của cuộc điều tra "Xu hướng tín dụng" tháng 12/2020, các TCTD một lần nữa nhận định mặt bằng lãi suất đã giảm rõ rệt trong năm 2020 và kỳ vọng tiếp tục giảm nhẹ trong quý I/2021, với mức giảm bình quân là 0,05 – 0,16 điểm phần trăm so với cuối năm 2020.
Về đánh giá rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng trong năm 2020, các TCTD đánh giá nhóm khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, công ty cổ phần, công ty TNHH được đánh giá có rủi ro tăng cao hơn so với các nhóm khách hàng còn lại.
Theo kết quả điều tra, 66,3% các TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh trong quý I/2021 sẽ cải thiên hơn với quý IV/2020; 81% các TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh năm 2021 sẽ cải thiện hơn so với năm 2020. Huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng tăng 3,5% trong quý I/2021 và tăng 11,9% trong năm 2021.
Hầu hết các nhóm TCTD đều nâng mức dự báo về tăng trưởng huy động vốn năm 2021, ngoại trừ nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ.
Kết quả của cuộc điều tra cho thấy đa số các TCTD nhận định tình hình thanh khoản năm 2020 dồi dào hơn so với năm 2019, trong đó thanh khoản của hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối quý IV/2020 dồi dào hơn đối với VND.
Thanh khoản toàn hệ thống được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt trong quý I/2021 và cả năm 2021, tạo cơ sở cho kỳ vọng tín dụng sẽ phục hồi mạnh sau Đại dịch Covid-19.
Dự nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD dự báo tăng 3,6% trong quý I/2021 và tăng 13% trong năm 2021. Ngoại trừ nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn, các nhóm TCTD còn lại đều nâng mức dự báo về tăng trưởng tín dụng của đơn vị mình trong năm 2021.
TH
Tin liên quan
#ngân hàng

Mặt bằng lãi suất có thể sẽ chạm đáy vào nửa đầu năm 2021
Đây là nhận định của các chuyên gia Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) trong báo cáo triển vọng vĩ mô 2021.

Tăng trưởng tín dụng đạt 12,13% so với cuối năm 2019
Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin dư nợ tín dụng nền kinh tế đến thời điểm 31/12/2020 đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, tăng 12,13% so với cuối năm 2019.

Không in tiền lẻ mới, siết chặt chuyện đổi tiền mệnh giá nhỏ dịp Tết 2021 sắp tới
Thông tin trên được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định tại buổi họp báo diễn ra tại Hà Nội, sáng 24/12/2020 nhằm tổng kết ngành ngân hàng năm 2020, định hướng nhiệm vụ 2021.

Từ những bài học quản lý rủi ro của hệ thống NHTM Mỹ đến bài học cho hệ thống ngân hàng Việt Nam
Tại Diễn đàn An ninh tài chính tiền tệ ngày 24/12, TS. Nguyễn Đại Lai - Chuyên gia tài chính, ngân hàng đã có tham luận về "Quản trị rủi ro tín dụng bảo đảm an ninh an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam rút ra từ những bài học quản lý rủi ro của hệ thống NHTM Mỹ". Tạp chí Doanh nghiệp và hội nhập trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Thông điệp “Happy Digital Bank” đưa báo cáo thường niên HDBank giành nhiều giải thưởng lớn
Vừa đón nhận giải cao nhất tại Việt Nam, Báo cáo thường niên 2019 của HDBank tiếp tục chinh phục giải thưởng lớn từ Hiệp hội Truyền thông chuyên nghiệp Hoa Kỳ (LACP).

Dự báo lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tăng vọt vào năm 2021
Công ty CP Chứng khoán VNDirect vừa công bố Báo cáo chiến lược đầu tư 2021, trong đó cập nhật kết quả kinh doanh các ngân hàng năm 2020 và kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2021.
Đọc thêm Tài chính - Ngân hàng
Xu hướng ngành công nghiệp fintech năm 2021
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng hoạt động trong lĩnh vực fintech – một thuật ngữ mở rộng áp dụng cho những gián đoạn do công nghệ thúc đẩy trong các dịch vụ tài chính.
Lợi nhuận nghìn tỷ của ngân hàng tăng từ đâu?
Trong bối cảnh thị trường và nền kinh tế còn nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhiều người đặt nghi vấn về sự tăng trưởng đột biến của lợi nhuận ngành ngân hàng.
Ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân 31,6 tỷ đồng cho 207 doanh nghiệp vay trả lương lao động bị ngừng việc
Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đến hết năm 2020, toàn hệ thống NHCSXH đã thực hiện giải ngân 31,6 tỷ đồng cho 207 doanh nghiệp để trả lương cho 8.529 người lao động bị ngừng việc.
Mặt bằng lãi suất có thể sẽ chạm đáy vào nửa đầu năm 2021
Đây là nhận định của các chuyên gia Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) trong báo cáo triển vọng vĩ mô 2021.
Giá vàng hôm nay ngày 13/1: Liên tục biến động trong biên độ rộng, với xu hướng lên xuống thất thường
Giá vàng liên tục biến động trong biên độ rộng, với xu hướng lên xuống thất thường. Việc giá vàng bất ngờ tăng trở lại có thể là nhờ các hoạt động “săn” vàng giá rẻ sau khi thị trường rơi mạnh trong những phiên vừa qua.
Giá vàng hôm nay 12-1: Tăng giảm đột biến
Giá vàng hôm nay 12/1 trên thị trường quốc tế tụt giảm sâu do ảnh hưởng bởi nhiều loại tài sản khác trong bối cảnh thế giới biến động khó lường.
Độ phủ thông tin tín dụng Việt Nam đạt được cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á Thái Bình Dương
Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) cho biết, độ phủ thông tin tín dụng Việt Nam đã tăng từ 41,8% năm 2015 lên 59,6% năm 2020.
Ngành ngân hàng đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2021
Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 12%. Để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên, Ngân hàng Nhà nước định hướng điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng,...
Ngành Tài chính đóng góp tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô
Bằng các biện pháp tài khóa đồng bộ, quyết liệt, kết hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác, đã cơ bản giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng kinh tế ở mức cao so với thế giới và khu vực.
Tăng trưởng tín dụng đạt 12,13% so với cuối năm 2019
Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin dư nợ tín dụng nền kinh tế đến thời điểm 31/12/2020 đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, tăng 12,13% so với cuối năm 2019.