Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam phục hồi mạnh mẽ và bứt phá năm 2021

17:48 06/04/2021

Với triển vọng thương mại toàn cầu sẽ khởi sắc hơn khi đại dịch covid-19 dần được khống chế, sự tận dụng một cách hiệu quả các điều kiện thuận lợi từ những chiến lược hội nhập, khung khổ các Hiệp định thương mại tự do đã và sẽ ký kết, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng tốc bứt phá trong năm 2021.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện chiến lược 10 năm 2021-2030 và kế hoạch 5 năm 2021-2025 về phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời là năm quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, định hướng lớn của đảng theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Với triển vọng thương mại toàn cầu sẽ khởi sắc hơn khi đại dịch covid-19 dần được khống chế, sự tận dụng một cách hiệu quả các điều kiện thuận lợi từ những chiến lược hội nhập, khung khổ các hiệp định thương mại tự do đã và sẽ ký kết, hoạt động xuất, nhập khẩu của việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng tốc bứt phá trong năm 2021.

Tiếp nối những thành tựu đã đạt được trong năm 2020, quý I năm 2021 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I năm 2021 ước tính đạt 152,65 tỷ usd, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22%; nhập khẩu hàng hóa đạt 75,31 tỷ usd, tăng 26,3%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 2,03 tỷ USD. Đây chính là bước tạo đà, tạo lực bứt phá cho hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2021. 

Tiếp nối những thành tựu đã đạt được trong năm 2020, quý i năm 2021 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu
Tiếp nối những thành tựu đã đạt được trong năm 2020, quý I năm 2021 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu.

Sản xuất trong nước đã từng bước phục hồi vững chắc, tổng sản phẩm trong nước quý I năm nay tăng 4,48%. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều nhóm hàng đạt tốc độ tăng cao. Trong quý I có 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 76,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao đạt tốc độ tăng hai con số so với cùng kỳ năm trước, như máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 77,2%; sắt thép tăng 65,2%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 41,5%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 31,3%; xơ, sợi dệt và sản phẩm chất dẻo cùng tăng 31%; phương tiên vận tải và phụ tùng tăng 20%; giày dép tăng 13,5%.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, xuất khẩu nông lâm thủy sản, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp. Trong quý i năm 2021 tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chiếm 90,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 1,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020, trong đó nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 43,2 tỷ USD, tăng 25,9%, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 27,1 tỷ USD, tăng 20,6%.

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã bổ sung nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, hiệu quả của công tác hội nhập đã được thể hiện rõ ràng hơn, các thị trường xuất khẩu lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam đều đạt mức tăng rất cao: Hoa Kỳ đạt 21,2 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước (trong đó điện thoại các loại và linh kiện tăng 71,8%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 54,6%); Trung Quốc đạt 12,5 tỷ USD, tăng 34,3% (máy vi tính và linh kiện tăng 42,5%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 173,3%); thị trường EU đạt 9,6 tỷ USD, tăng 14,2% (máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 59,4%; máy vi tính và linh kiện tăng 32,1%.

Tuy vậy, để hoạt động xuất khẩu thực sự bền vững trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do, các lĩnh vực sản xuất, chế biến trong nước cần phải tiếp tục đổi mới, doanh nghiệp cần có bước chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng cũng như nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới.

Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần quan tâm tới một số định hướng sau:

Một là, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ để thực hiện quyết liệt, đồng bộ;

Hai là, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cả về tài chính, tiền tệ và thông tin thị trường; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành hàng, sản phẩm và doanh nghiệp; nâng cao năng lực đổi mới công nghệ và cạnh tranh của hàng xuất khẩu;

Ba là, tăng cường vai trò, hiệu quả của các cơ quan đại diện thương mại, của các Hiệp hội ngành nghề trong xúc tiến thương mại; tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp;

Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền và ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện có hiệu quả, tận dụng các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư từ các hiệp định tự do thương mại mới được ký kết.

Minh Hải