Tổng cục Hải quan: Chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- 133
- Chuyển đổi số
- 15:49 11/05/2022
DNHN - Tổng cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó, thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ: Tổng cục Hải quan tập trung xây dựng ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số và các giải pháp của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để điều chỉnh thể chế, tái thiết kế quy trình nghiệp vụ nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, phục vụ người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Tổng cục Hải quan chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách toàn diện, đồng bộ với chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các bộ, ngành trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN nhằm hoàn thành mục tiêu 100% thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng (phi giấy tờ).
Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành Hải quan số, trong đó thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý nhà nước về hải quan với hệ thống công nghệ thông tin có mức độ tích hợp cao, có tính mở, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng toàn diện nhu cầu xử lý tự động tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan từ khâu đầu đến khâu cuối, thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc - mọi nơi - trên mọi phương tiện và nhu cầu khai thác thông tin, sử dụng thông tin trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Cùng với đó, hoàn thành các mục tiêu nêu tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan.
Đáng chú ý, về việc chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhấn mạnh mục tiêu: Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồng bộ với chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.
Trong đó, tập trung xử lý hồ sơ hải quan: 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau. Tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có sự phù hợp về kỹ thuật công nghệ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến 24/7. Việc trả kết quả thủ tục hải quan sẽ được thực hiện trên môi trường số trên nhiều thiết bị di động.
Doanh nghiệp được tiếp nhận, trao đổi thông tin, tra cứu và theo dõi quá trình giải quyết thủ tục hành chính, trả kết quả thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan với các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục trên môi trường số.
Ngành hải quan sẽ tiếp nhận, trao đổi các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục hải quan, quản lý Nhà nước về hải quan với ngân hàng, các bộ, nành, cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân trong nước, quốc tế thông qua hệ thống công nghệ thông tin.
Đồng thời, thực hiện trao đổi dữ liệu với hệ thống quản lý hải quan phục vụ quản lý, thông quan hàng hóa, phương tiện, ra quyết định về kết quả thực hiện thủ tục hành chính.
Quang Huy
Bài liên quan
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Dù giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục gồng mình
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
- Quy hoạch Điện VIII - quyết tâm cao của Chính phủ để thực hiện cam kết COP26
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
- Tháo gỡ vướng mắc về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
- Phó Thống đốc NHNN: Tiền ảo, các loại giống tiền ảo không hợp pháp tại Việt Nam
- Các hãng hàng không châu Á chờ đợi sự phục hồi của lượng khách Trung Quốc
- Đạo luật CHIPS khiến các nhà sản xuất phải đối mặt với sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc
- Bộ Y tế sẽ thu hồi, tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
- Talkshow: Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam (Phần 2)
- Thủ tướng cảnh báo về sức ép lạm phát lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro
Đọc thêm Chuyển đổi số
Ứng dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số giúp người lao động chủ động nắm bắt thông tin
Sự ra đời của ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số (ứng dụng VssID) trên thiết bị di động là một bước đột phá mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam.
Đến 2025 sẽ có 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số
Để triển khai thực hiện các chương trình, đề án của Chính phủ, kế hoạch chuyển đổi số, ngành Ngân hàng đã đặt ra các mục tiêu rất cụ thể đến năm 2025 như: 50% các nghiệp vụ ngân hàng được số hóa; 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; 50% khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng khách hàng cá nhân được số hóa, tự động.
Đã phát hành hơn 830 triệu hoá đơn điện tử
Ngày 4/8, Bộ Tài chính cho biết, sau gần 1 tháng chính thức áp dụng hóa đơn điện tử, có hơn 830 triệu hóa đơn được phát hành trong cả nước.
Vĩnh Phúc triển khai phần mềm theo dõi thực hiện nghị quyết của Đảng
Các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy sẽ được cập nhật liên tục tới từng đảng bộ trực thuộc, đồng thời công tác theo dõi quá trình thực hiện cũng sẽ được tổng hợp nhanh chóng nhờ công cụ hiện đại.
Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Ngày 2/8/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.
Phú Thọ đã có trên 6.500 doanh nghiệp và 1.500 hộ kinh doanh chuyển đổi thành công hóa đơn điện tử
Hết sáu tháng đầu năm 2022, qua thống kê toàn tỉnh Phú Thọ đã có trên 6.500 doanh nghiệp, tổ chức và hơn 1.500 hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai chuyển đổi thành công hóa đơn điện tử (HĐĐT), đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là kết quả thể hiện nỗ lực lớn của Ban Chỉ đạo Đề án tăng cường triển khai HĐĐT, Chứng từ điện tử tỉnh.
FPT hợp tác đưa Nam Định vào nhóm 20 tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi số
Ngày 2/8, UBND tỉnh Nam Định và Tập đoàn FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh tỉnh Nam Định.
Khánh Hòa: Hoạt động chuyển đổi số đã vào guồng
Những tháng đầu năm 2022, công tác chuyển đổi số đã được các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Khánh Hòa tập trung triển khai với nhiều nhiệm vụ cụ thể.
Huyện Đoan Hùng (Phú Thọ): Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số trong mạng lưới thông tin cơ sở
Không phải ngày một ngày hai hay trong một khoảng thời gian ngắn, mà đã nhiều năm trở lại đây, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú thọ đã rất quan tâm đến ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), công tác chuyển đổi số, chuyển đổi hệ thống đài truyền thanh không dây FM, có dây sang hệ thống đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hơn, nâng cấp trang thông tin điện tử để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở.
Ba thách thức với doanh nghiệp trong chuyển đổi số
Tại tọa đàm “Thách thức quản trị doanh nghiệp 2020 – 2025”, chuyên gia tư vấn cao cấp về quản trị doanh nghiệp- ông Quang Minh cho rằng, hiện nay, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề chuyển đổi số.