Tốc độ già hóa nhanh, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ giá hóa dân số vào năm 2038

10:28 16/03/2024

Việt Nam là nước có tốc độ già hóa dân số nhanh. Dự kiến năm 2038, Việt Nam bước vào thời kỳ già hóa dân số. Điều này sẽ tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như hệ thống chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, việc làm.

Ngày 15/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về dân số và phát triển. Ông nhấn mạnh về sự quan trọng của việc thay đổi trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW còn phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp.

Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, quy mô dân số của Việt Nam năm 2023 là khoảng 100,3 triệu dân, với tốc độ tăng dân số 0,84%. Mặc dù đã có nhiều cải thiện về chất lượng dân số, nhưng quy mô dân số lớn cũng đang gây áp lực lên hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường.

Tốc độ già hóa nhanh, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ giá hóa dân số vào năm 2038
Tốc độ già hóa nhanh, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ giá hóa dân số vào năm 2038.

Ngoài ra, mô hình dân số của Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều nghịch lý, như mức sinh thay thế ở miền núi cao hơn so với đồng bằng và tỷ lệ giới tính khi sinh vẫn cao hơn mức cân bằng tự nhiên. 

Đáng nói, Việt Nam là nước có tốc độ già hóa dân số nhanh. Dự kiến năm 2038, Việt Nam bước vào thời kỳ già hóa dân số. Điều này sẽ tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như hệ thống chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, việc làm.

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số. Mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân. Nguồn lực chưa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản. ..

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, công tác dân số và phát triển rất quan trọng khi tài nguyên con người sẽ thay thế tài nguyên thiên nhiên, và nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực phát triển đất nước bền vững. Thành công của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình trước đây cho thấy phải triển khai đồng bộ, quyết liệt, toàn diện, thống nhất.

Những thách thức lớn đối với công tác dân số và phát triển hiện nay cho thấy sự suy giảm về nhận thức, hiểu biết một cách sâu sắc về tâm quan trọng của công tác dân số và phát triển; thiếu chỉ đạo thống nhất, nhất quán từ Trung ương đến địa phương; nơi cần tăng mức sinh thì lại giảm và ngược lại…

Để giải quyết các thách thức của công tác dân số và phát triển, theo Phó Thủ tướng cần có cách tiếp cận bao trùm chính sách về kinh tế, chính trị, an sinh xã hội, giáo dục… hướng đến sự hài hòa, hợp lý của quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số giữa các vùng, miền.

Hiện tại, mặc dù Việt Nam không còn lợi thế về cơ cấu tuổi, đất nước ta vẫn đang ở trong “thời kỳ cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động trẻ dồi dào. Dự báo thời kỳ này sẽ kéo dài ít nhất 10 năm nữa. Do đó, các chính sách để tận dụng “thời kỳ cơ cấu dân số vàng”, đặc biệt là chính sách tạo việc làm và việc làm thỏa đáng cho người lao động vẫn còn nguyên giá trị và cần phải tiếp tục triển khai thực hiện tốt đảm bảo hiệu quả kinh tế và ổn định xã hội.

Bên cạnh đó, cần tích cực thực hiện tốt các giải pháp tăng năng suất lao động kết hợp với các chính sách khuyến khích tăng tỷ lệ tham gia lao động, đặc biệt là tỷ lệ tham gia lao động ở nhóm người cao tuổi, góp phần tạo thêm thu nhập, giúp giảm thiểu “thâm hụt vòng đời kinh tế” nhằm tận dụng lợi tức nhân khẩu học thứ hai cho quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững.

PV (t/h)