Thực phẩm Ba Lan nhiều lần thâm nhập thị trường Việt Nam

19:27 08/12/2022

Đã đến Việt Nam hơn 2 lần qua các buổi kết nối giao thương với tên gọi như "Châu Âu đầy hương vị - truyền thống và chất lượng" do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm quảng bá các sản phẩm nông sản, thực phẩm và đồ uống của châu Âu ra thế giới, Ba Lan có lẽ đã nhìn thấy thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam.

Đại diện các văn phòng thương mại Ba Lan tại Việt Nam
Đại diện các văn phòng thương mại Ba Lan tại Việt Nam.

Ông Piotr Harasimowicz - Trưởng đại diện Văn phòng Thương mại và Đầu tư Ba Lan tại Việt Nam cho biết hợp tác thương mại giữa 2 quốc gia có sự phát triển, thể hiện qua nhiều mặt chính trị, văn hóa, kinh tế. Thị trường Việt Nam đang phát triển mạnh ở Đông Nam Á và Việt Nam đang dẫn đầu. Cũng vậy, Ba Lan lại đang đứng đầu Châu Âu vì vậy tạo nên giá trị trao đổi cao. Ba Lan với các sản phẩm quen thuộc như: thịt heo, thịt gà, táo,... sản phẩm có chất lượng cao: thịt bò, vịt ngỗng... sẽ mang đến những lựa chọn mới cho người Việt Nam.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Lan đang kết hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để đem lại nhiều sản phẩm hơn với Việt Nam. Những sản phẩm Việt Nam có thể xuất khẩu ra Ba Lan có như: gạo, cà phê, trái cây. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Giao thương Việt Nam- Ba Lan.

Đại diện văn phòng TPHCM, ông Piotr Harasimowicz cho biết, các mặt hàng được ưa chuộng ở Việt Nam gồm có sữa bò, kem béo...và thời gian tới sẽ xúc tiến thêm các chương trình nhằm giới thiệu đến Việt Nam các sản phẩm mới và chất lượng hơn.

Còn ông Piotr Ziemann, Chủ tịch hiệp hội các nhà giết mổ thịt và chế biến thịt nguội Ba Lan, cho rằng những thị trường phổ biến hiện nay ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Việt Nam... Thực phẩm Ba Lan an toàn tuyệt đối, không sử dụng thuốc kháng sinh hoá chất, sau khi mổ không sử dụng hoá chất để giết vi khuẩn, 83% xuất khẩu thịt bò, 55% xuất khẩu thịt gà hơn 130 thị trường lớn nhỏ, 40% xuất khẩu thịt heo.

Bác sĩ thú y Jacek Kucharski cho biết hiện nay, Ba Lan đang áp dụng theo Bộ luật an toàn thực phẩm do Liên Minh Châu Âu đề ra (kiểm dịch 2 lần). Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về ATTP ở giai đoạn 1, nếu không sẽ chịu hình phạt của phát luật khi Liên minh Châu Âu bắt buộc sử dụng hệ thống tự kiểm soát an toàn thực phẩm. Thống kê nghiên cứu cho thấy nếu người tiêu dùng sử dụng tốt sẽ chia sẻ với 17 người bạn, nếu sử dụng không tốt sẽ chia sẻ với 42 người bạn vì vậy cần kiểm soát kỹ trước khi đưa đến với người tiêu dùng. Ngoài ra loại bỏ vi khuẩn trong thực phẩm và những hoá chất có hại cho con người, đảm bảo nguồn lương thực cho người dân.

Ông Nguyễn Hữu Nam - Phó giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại TP.HCM.
Ông Nguyễn Hữu Nam - Phó giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Hữu Nam - Phó giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại TP.HCM cho biết trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy Việt Nam và Ba Lan đều là hai quốc gia có thế mạnh nhưng sản phẩm của hai bên về cơ bản không cạnh tranh trực tiếp mà hỗ trợ hiệu quả cho nhau.

Ba Lan hiện có nhu cầu lớn những mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như gạo, cá tra, cá ba sa, tôm, sản phẩm xoài, dứa, chanh leo, cà phê, hạt điều… Ngược lại, Ba Lan có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều mặt hàng như thực phẩm tươi và chế biến, trái cây tươi và đóng hộp, chiết xuất trái cây đậm đặc, thịt bò, thịt cừu, thịt heo… có chất lượng cao.

Bên cạnh đó, thông qua những chương trình xúc tiến thương mại, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bằng công nghệ cao của Ba Lan. Từ đó cải tiến công nghệ nông nghiệp bao gồm đầu tư vào nông nghiệp chuyên ngành, phân bón và máy móc, tăng cơ hội xuất khẩu sang châu Âu trong tương lai.

Mị Dung