Starbucks trong cuộc cạnh tranh với đồ uống bản địa tại Trung Quốc

16:35 28/04/2021

Các nhà đầu tư tại đất nước tỉ dân đặt cược rằng người dân nước này sẽ mua hàng của các doanh nghiệp trong nước chứ không phải là Starbucks.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

“Gã khổng lồ cà phê” nước Mỹ ghi nhận Trung Quốc là thị trường tăng trưởng nhanh nhất và lớn nhất bên ngoài Hoa Kỳ. Trong khi đó, theo báo cáo quý vào hôm thứ Ba, Starbucks cho biết, doanh số bán hàng tại các cửa hàng đã tăng trưởng đột phá 91% ở Trung Quốc so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cho rằng mức tăng này còn có thể cao hơn nữa nếu không chịu sự hạn chế của các biện pháp đối phó với đại dịch.

Hiện trên thị trường, các nhà đầu tư đang để mắt tới một xu hướng mới: đồ uống nhà làm. Trong chưa đầy hai tháng năm 2021, công ty dữ liệu có trụ sở tại Bắc Kinh Qimingpian liệt kê 14 thỏa thuận huy động vốn trên thị trường trà và cà phê Trung Quốc. Những thỏa thuận trên bao gồm các khoản đầy tư vào các thương hiệu như Hey Tea và Nayuki từng được báo cáo đạt giá trị khoảng 2 tỷ đô la Mỹ hoặc hoăn trong những tháng vừa qua. Các thương hiệu nước ngoài như iilycafe và Tim Hortons cũng đang huy động vốn cho “cuộc phiêu lưu” tại Trung Quốc.

Tuy rằng các số liệu cụ thể trong ngành chưa được thống kê hoàn chỉnh nhưng các dữ liệu đều cho thấy mức tăng trưởng đáng kể. Trong tháng 12, trang web thông tin kinh doanh 36kr đã báo cáo công ty Manner Coffee tại Thương Hải đã nhận khoản tài trợ khủng trị đưa trị giá công ty hơn 1 tỷ đô la. Thương hiệu này tập trung bán đồ uống tại các địa điểm nhỏ lẻ và takeaway.

Báo cáo thường niên vào tháng 11 của Starbucks chỉ ra một trong những rủi ro kinh doanh của hãng cà phê là do “sự thâm nhập của nhiều đối thủ cạnh tranh mới đặc biệt trong thị trường cà phê tại Trung Quốc”. Theo dữ liệu từ doanh nghiệp kinh doanh giao đồ ăn Meituan, tại hai thành phố Quảng Châu và Thâm Quyến đã mọc lên hàng ngàn quán cà phê trong vòng 5 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, Thượng Hải vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường cà phê lớn nhất cả nước với mật độ cửa hàng dày đặc khoảng 3 địa điểm cho mỗi 10 nghìn người so với con số chỉ 2 hàng đồ uống ở những khu vực như Quảng Châu, Thâm Quyến và Bắc Kinh. 

Mật độ cửa hàng tại Thượng Hải
Mật độ cửa hàng tại Thượng Hải. (Ảnh: internet)

Trước mắt, Starbucks vẫn dẫn đầu trong ngạch hàng cà phê và trà trên thị trường Trung Quốc chiếm 36,4% thị phần dựa trên số liệu của Euromonitor năm 2020. Tuy nhiên, thị trường đồ uống làm từ trà lớn gấp đôi mặt hàng cà phê tại đất nước này. Ngoài ra số lượng các cửa hàng trà sữa cũng như nước ép hoa quả cũng gấp bốn lần so với hàng cà phê.

Hey Tea là nhãn hàng lớn thứ hai Trung Quốc sau Starbucks cũng chuyên về thị trường cà phê và trà với 8,8% thị phần. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến được biết đến rộng rãi với sản phẩm trà có lớp phủ kem phô mai ở trên cùng. Hey Tea hiện đã bước chân ra thị trường thế giới với 1,1% thị phần trên toàn cầu.

TL