Thứ năm 29/05/2025 03:41
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

PGS. TS. Trần Kim Chung: Luật Đất đai 1987 là nền móng của thị trường bất động sản

Theo PGS. TS. Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Luật Đất đai 1987 đã tạo nền móng cho sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam qua 4+1 chu kỳ từ năm 1986.
Tín dụng bất động sản: Tăng trưởng nhưng vẫn đầy thách thức Doanh số bán nhà tăng ở Hồng Kông (Trung Quốc) nhưng vẫn đối mặt với khó khăn Quốc hội thảo luận về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội Dự thảo Nghị quyết nhà ở thương mại: Cơ hội cho thị trường bất động sản Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản chuyển biến tích cực trong quý III

PGS. TS. Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam qua các chu kỳ. Ông nhấn mạnh, thị trường đã trải qua 4+1 chu kỳ từ năm 1986 đến nay, mỗi chu kỳ đều gắn với sự ra đời hoặc hoàn thiện của Luật Đất đai, từ đó hình thành nên một thị trường bất động sản tương đối phát triển.

Theo ông Chung, Luật Đất đai năm 1987 đã tạo ra nền móng cho thị trường, nhưng giao dịch nhà đất giai đoạn này chủ yếu vẫn còn tự phát và không chính thức. Đến Luật Đất đai năm 1993, khái niệm về giá trị đất đai bắt đầu được khẳng định, và thị trường sơ khai hình thành. Giai đoạn tiếp theo, Luật Đất đai năm 2003 xác định quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho các loại hình bất động sản, đặc biệt là nhà chung cư cao tầng.

PGS. TS. Trần Kim Chung: Luật Đất đai 1987 là nền móng của thị trường bất động sản
PGS. TS. Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Ảnh: Internet)

Giai đoạn 2013 - 2023, khi Luật Đất đai 2013 cùng với Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 ra đời, thị trường đã ghi nhận nhiều thành tựu nổi bật. Sự tham gia của các ngân hàng và hệ thống tín dụng vào thị trường đã tạo ra một sự phát triển mạnh mẽ, đưa thị trường bất động sản đến gần hơn với người tiêu dùng. Ông Chung nhận định đây là giai đoạn tiền tệ hóa, cho thấy một sự chuyển mình mạnh mẽ trong cách thức hoạt động của thị trường.

Tại hội thảo "Dòng tiền chảy vào bất động sản phía Nam" đã diễn ra ngày 31/10, các chuyên gia đã chỉ ra rằng Bình Dương đang nổi lên như một điểm nóng trong thị trường bất động sản phía Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, gần kề Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương không chỉ thu hút dân cư mà còn là nơi lý tưởng cho các doanh nghiệp phát triển. Do đó, nhu cầu về nhà ở thương mại tại khu vực này ngày càng tăng, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.

PGS. TS Trần Kim Chung khẳn định, một trong những yếu tố quan trọng được nhấn mạnh là sự phát triển hạ tầng giao thông tại Bình Dương. Các dự án hạ tầng lớn như đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, đường vành đai 3 và các tuyến metro đang được triển khai, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và giao thương, từ đó thúc đẩy giá trị bất động sản trong khu vực.

“Trong bối cảnh thị trường bất động sản còn nhiều rủi ro, các chuyên gia đã khuyến nghị nhà đầu tư cần thiết lập một chiến lược đầu tư thông minh. Việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố như nhu cầu thị trường, khả năng sinh lời, và đặc biệt là tình hình tài chính cá nhân sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định chính xác hơn”, vị chuyên gia này chia sẻ.

Theo ông Chung, các nhà đầu tư cũng nên xem xét việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Thay vì chỉ tập trung vào một loại hình bất động sản duy nhất, việc phân bổ vốn vào nhiều phân khúc khác nhau sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng sinh lời. Những loại hình như căn hộ dịch vụ, shophouse hay bất động sản nghỉ dưỡng cũng đang có sức hút lớn trong thời gian gần đây.

Theo các chuyên gia, mặc dù thị trường bất động sản hiện tại đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng với những chính sách hỗ trợ từ chính phủ và nhu cầu tăng cao từ thị trường, triển vọng phát triển trong tương lai vẫn rất khả quan. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh tích cực, từ đó làm phong phú thêm thị trường bất động sản Việt Nam.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang chuyển mình mạnh mẽ, việc nhận diện và tận dụng các cơ hội đầu tư sẽ là yếu tố quyết định đến thành công của các nhà đầu tư. Với những phân tích sâu sắc và chiến lược đầu tư thông minh, chắc chắn rằng thị trường bất động sản phía Nam sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền mạnh mẽ trong tương lai gần.

Tin bài khác
PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá: Thương hiệu quốc gia không thể mạnh nếu tư duy vẫn cũ

PGS.TS. Lê Xuân Bá cho rằng, muốn nâng tầm thương hiệu quốc gia, Việt Nam phải đổi mới tư duy, nâng chất lượng sản phẩm, tăng cạnh tranh và đào tạo nguồn nhân lực.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Cần 360 tỷ USD để "xanh hóa" nền kinh tế trước 2050

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Cần 360 tỷ USD để "xanh hóa" nền kinh tế trước 2050

TS. Nguyễn Tuấn Quang cho rằng, Việt Nam cần 360 tỷ USD, hoàn thiện luật, phát triển thị trường carbon và thu hút vốn xanh để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
TS. Trần Xuân Lượng: Ngăn “tát vét” đất đai trước giờ sáp nhập

TS. Trần Xuân Lượng: Ngăn “tát vét” đất đai trước giờ sáp nhập

Tiến sĩ Trần Xuân Lượng - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam, cảnh báo nguy cơ lặp lại “thảm họa Hà Tây” nếu không kịp thời chặn đứng tình trạng phê duyệt đất đai vội vã, trục lợi tài nguyên ngay trước thời điểm điều chỉnh địa giới hành chính.
TS. Cấn Văn Lực: Kinh tế tư nhân là trụ cột tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực: Kinh tế tư nhân là trụ cột tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực khẳng định kinh tế tư nhân chính là “động lực quan trọng nhất” thúc đẩy tăng trưởng, đề xuất loạt giải pháp đột phá nhằm tháo gỡ điểm nghẽn và tạo bứt phá cho khu vực này.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Phá băng” cho kinh tế tư nhân trỗi dậy

Nghị quyết số 68-NQ/TW: “Phá băng” cho kinh tế tư nhân trỗi dậy

Nghị quyết số 68-NQ/TW mở ra đột phá lớn cho khu vực kinh tế tư nhân, xóa bỏ rào cản, khẳng định niềm tin chiến lược của Đảng và Chính phủ vào doanh nghiệp tư nhân như động lực chủ lực của tăng trưởng.
Ông Phan Đức Hiếu: Nghị quyết số 68 sẽ mở ra “cú huých” lớn cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Phan Đức Hiếu: Nghị quyết số 68 sẽ mở ra “cú huých” lớn cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Phan Đức Hiếu kỳ vọng Nghị quyết 68 sẽ tạo bước ngoặt cải cách thể chế, giúp doanh nghiệp tư nhân thoát khỏi rào cản “xin – cho”, tiếp cận đất đai, vốn, và phát triển bền vững.
TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh đã có những phân tích với DNHN về cải cách đột phá để khu vực này bứt phá.
Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam, không có đất thì mọi hỗ trợ khác đều là hình thức. Luật hóa Nghị quyết 68 chính là cách cấp cứu năng lực nội sinh của nền kinh tế.
TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

Theo TS. Võ Trí Thành, Việt Nam đang thiếu các nghiên cứu khoa học vững chắc để xây dựng chính sách tiêu dùng hiệu quả, trong khi khẩu hiệu lại chiếm ưu thế.
Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Trong khi chính phủ đàm phán thương mại với Mỹ, doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng kịch bản ứng phó để giảm thiểu rủi ro và duy trì hoạt động ổn định.
Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang khi nói về ứng dụng AI và dữ liệu thông minh- hướng đi tất yếu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả, ra quyết định và tối ưu nguồn lực.
Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tín dụng xanh đang trở thành một trong những xu hướng tài chính quan trọng tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dài hạn, chi phí hợp lý nhằm phát triển bền vững. Tuy nhiên, hành trình thúc đẩy tín dụng xanh vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức: từ khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, năng lực thẩm định hạn chế, đến rào cản về lãi suất và nhận thức môi trường. Trong bối cảnh đó, việc tháo gỡ các nút thắt, hoàn thiện chính sách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng xanh trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Dưới đây là góc nhìn của ông Nguyễn Bá Hùng – Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), về triển vọng, khó khăn và giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam.
Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Theo ông Trần Anh Thắng – Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), người tiêu dùng đang dần thắt chặt hầu bao hoặc thiếu niềm tin vào triển vọng thu nhập và thị trường.
Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Trong bối cảnh dân số toàn cầu đang biến chuyển nhanh chóng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế. Đặc biệt, mức sinh thấp và tốc độ già hóa đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho các chính sách dân số. Phóng viên DNHN đã có cuộc trao đổi với ông Matt Jackson - Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thành, tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng và dài hạn. Theo đó, Cần xác định các danh mục cụ thể để phát triển tốt lĩnh vực này.
Tham khảo Cơ hội đầu tư Mua Bán dự án Hoàng Huy Green River Thủy Nguyên, Hải PhòngLuật sư tư vấn giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ Vị trí Sky M Hạ Long Tìm Luật sư tham gia tố tụng kinh nghiệmMẫu Rèm che nắng cara world