![]() |
Livehouse được coi là mô hình bất động sản thế hệ mới giải pháp giảm áp lực giá trong đô thị |
Livehouse - mô hình bất động sản tích hợp đa công năng đang nổi lên như một giải pháp cho nhu cầu sử dụng không gian linh hoạt và bài toán sở hữu nhà ở của người dân đô thị. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, để mô hình này phát triển bền vững, khung pháp lý cần tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt là trong việc định danh rõ ràng và cụ thể.
Livehouse là mô hình bất động sản thế hệ mới tích hợp nhiều công năng, sản phẩm được phát triển bên trong các vị trí lõi đô thị, nơi được cho phép triển khai mô hình lưu trú - kinh doanh - giải trí về đêm một cách hợp pháp và bền vững. Một điểm đặc trưng quan trọng của Livehouse là hình thức sở hữu có thời hạn theo quy định pháp luật. Do đó, một căn Livehouse thường có giá thấp hơn các nhà phố hay shophouse thông thường. Điều này mở ra cơ hội đầu tư "vừa túi tiền" cho nhóm người trẻ khởi nghiệp, hộ gia đình nhỏ hoặc các nhà đầu tư cá nhân. Đặc biệt, mô hình Livehouse còn được vận hành theo chu kỳ kinh tế đêm, tức là cho phép mở cửa cả ngày lẫn đêm như một "cơ sở kinh doanh độc lập". Ban ngày phục vụ sinh hoạt, làm việc; ban đêm trở thành không gian giải trí, ẩm thực, văn hóa bản địa, nghệ thuật trình diễn... |
Ngày càng nhiều người quan tâm tìm kiếm những loại hình bất động sản đa công năng, nơi họ vừa có thể sinh sống, làm việc và kinh doanh nhưng cũng phải đảm bảo chi phí không quá sức với nhóm khách hàng mới. Chính vì vậy, thị trường đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về những mô hình bất động sản thế hệ mới, đa năng, linh hoạt, đảm bảo định hướng quy hoạch, pháp lý, đồng thời có mức giá hợp lý để người mua có thể tiếp cận được.
Từ thực tiễn đó, những sản phẩm bất động sản thế hệ mới như "livehouse" - mô hình bất động sản thế hệ mới tích hợp nhiều công năng ra đời, đây sẽ là lời giải quan trọng, giúp cân bằng giữa nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả của nhóm khách hàng mới. Quan trọng hơn, đây còn là bước tiến của thị trường để hướng tới sự phát triển bền vững, linh hoạt và hiệu quả.
![]() |
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội. |
Tại Hội thảo "Livehouse - Mô hình bất động sản thế hệ mới: Giải pháp giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị" diễn ra sáng nay (3/7), PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, trong các nghiên cứu hiện nay, chúng ta không nên chỉ "sao chép" nguyên xi những khái niệm ngoại lai như house, shophouse, resort… bởi vì mặc dù trong giới chuyên môn có thể hiểu được, nhưng phần đông người dân thì hoàn toàn mơ hồ. Điều này khiến phần lớn người dân, là đối tượng sử dụng chính, không thể hiểu đúng bản chất các loại hình bất động sản này.
Vì vậy, ông cho rằng cần Việt hóa hoặc định danh rõ ràng các khái niệm này trong luật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi và dễ tiếp cận hơn với công chúng.
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến nhận định, bất động sản từ lâu không chỉ đơn thuần là nơi ở mà còn được xem là tài sản tích lũy. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng hiện nay đang dịch chuyển từ "tích sản để ở" sang "tích sản để đầu tư". Trong bối cảnh đó, Livehouse - mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, thương mại và đầu tư chính là một biểu hiện rõ nét của sự kết hợp giữa hai nhu cầu này. Tuy nhiên, theo ông Tuyến, khung pháp lý hiện hành mới chỉ bao quát một phần, chưa thực sự đầy đủ để điều chỉnh toàn diện loại hình này.
Ông Tuyến cũng thông tin thêm, khung pháp lý cho bất động sản nói chung và phân khúc Livehouse nói riêng liên quan đến nhiều luật, nhưng tập trung chủ yếu ở 4 bộ luật gồm:
Dù luật hiện hành có thể bao phủ một phần hoạt động của Livehouse, vẫn còn thiếu định danh pháp lý rõ ràng cho mô hình này. Theo PGS.TS. Tuyến, nếu không có khái niệm cụ thể trong luật, sẽ rất khó để ban hành các quy định quản lý riêng, chính sách ưu đãi hay điều kiện phát triển phù hợp.
"Nếu không sớm hoàn thiện khung pháp lý, các mô hình như Livehouse sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô, thu hút đầu tư và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người mua cũng như nhà phát triển dự án", ông Tuyến nhận định.
Ông cũng đưa ra ví dụ tương tự như mô hình bất động sản nông nghiệp kết hợp du lịch, hiện vẫn chưa rõ pháp luật đang điều chỉnh theo hướng "nông nghiệp là chính" hay "du lịch là chính". Điều này ảnh hưởng lớn đến việc cấp phép và phát triển dự án.
PGS.TS. Tuyến khẳng định, pháp lý cho mô hình Livehouse hiện đã có nền tảng, đủ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Tuy nhiên, để khơi thông thị trường, kích thích đầu tư, đồng thời đảm bảo tính minh bạch, pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện, đặc biệt là định danh rõ các mô hình bất động sản mới.
Đồng quan điểm với ông Tuyến, đại diện phía cơ quan Nhà nước, ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đánh giá loại hình Livehouse này tuy mang tính mới nhưng không hoàn toàn xa lạ. Theo ông Dũng, đây là mô hình tích hợp nhiều công năng - một xu hướng từng xuất hiện với condotel hay officetel trước đây. “Livehouse là sự sắp xếp lại, kết hợp các chức năng cũ theo cách mới, phù hợp với nhu cầu hiện đại. Điều quan trọng là chúng ta cần có thái độ cởi mở, đón nhận và nghiêm túc nghiên cứu để khuyến khích phát triển, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản thời gian tới", ông nhấn mạnh.
![]() |
Ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) chia sẻ tại buổi Hội thảo diễn ra sáng ngày 3/7. |
Dẫn lại bài học từ giai đoạn 2017-2018, ông Dũng cho biết condotel và officetel từng phát triển nóng trong khi hệ thống pháp luật chưa có định nghĩa rõ ràng. Điều này gây ra nhiều vướng mắc, đặc biệt liên quan đến quyền sở hữu và quản lý đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay các mô hình này đã được định hình rõ ràng hơn trong pháp luật, và thị trường cũng đã quen thuộc với chúng.
Từ thực tế đó, ông Dũng cho rằng Livehouse hoàn toàn có thể đi theo một lộ trình tương tự nếu nhận được sự đồng thuận và nghiên cứu kỹ lưỡng từ cả phía nhà đầu tư và nhà làm luật.
“Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành đã quy định theo hướng mở, không liệt kê tên từng loại hình cụ thể mà quy định theo công năng sử dụng từ giáo dục, y tế, thương mại đến công trình hỗn hợp. Cách tiếp cận này sẽ giúp thị trường linh hoạt đón nhận các sản phẩm bất động sản mới mà không cần liên tục sửa luật khi có loại hình mới xuất hiện”, ông Dũng cho hay.
Dù đánh giá các cơ sở pháp lý cho loại hình Livehouse “đã tương đối rõ ràng và đầy đủ”, ông Dũng cũng lưu ý, để mô hình này vận hành hiệu quả và bền vững, vẫn cần thêm nghiên cứu chuyên sâu từ cả phía nhà đầu tư và cơ quan quản lý.
Tóm lại, pháp lý cho Livehouse đã có nền tảng cơ bản, nhưng để mô hình này phát triển ổn định và đóng góp tích cực cho thị trường, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là định danh rõ ràng, thống nhất giữa các luật và bộ ngành. Chỉ khi đó, Livehouse mới có thể trở thành mô hình bất động sản phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện đại, đồng thời góp phần giải bài toán an cư của người dân đô thị hiện nay.