Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ VI và liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017: Hội tụ

00:00 12/10/2020

DNHN: Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017 với chủ đề “Hội tụ tinh hoa - Phát huy bản sắc - Liên kết phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 8/3 đến 13/3/2017 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội sẽ chính thức khai mạc vào 20 giờ, ngày 10/3/2017, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV5, VTV8, DRT của Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên. Lễ bế mạc của Lễ hội với chủ đề “Buôn Ma Thuột hẹn gặp lại” sẽ được truyền  hình trực tiếp trên kênh VTV5, VTV8 vào lúc 20 giờ, ngày 13/3/2017.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2015 (Nguồn Internet).

Đến với Lễ hội năm nay sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc như: Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành  cà phê, với chủ đề “Cà phê chất lượng vì sức khỏe cộng đồng” diễn ra từ ngày 8/3 đến hết ngày 13/3/2017 tại Khu bảo tàng Biệt điện tỉnh, thành phố Buôn Ma Thuột; Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Nguyên  năm  2017  diễn  ra  vào ngày 11/3/2017 tại Khách sạn Sài Gòn - Ban Mê; Ngày 11/3/2017, Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 với chủ đề “Bản sắc trong thế giới hội nhập” sẽ khai mạc tại quảng trường 10/3, với nhiều nội dung hấp dẫn. Trong đó, điểm nhấn là Đêm diễn tấu cồng chiêng Tây Nguyên với sự tham gia của 400 diễn viên.Từ ngày 11 đến ngày 12/3/2017, hoạt  động  phục  dựng  các  nghi thức,  nghi  lễ  của  đồng  bào  dân tộc thiểu số Tây Nguyên gắn với diễn  tấu  cồng  chiêng  sẽ  diễn  ra tại thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Buôn Đôn. Từ ngày 8/3 đến 13/3/2017, hội thi tạc tượng gỗ các dân  tộc  Tây  Nguyên  sẽ  diễn  ra tại khu du lịch Kotam, thành phố Buôn Ma Thuột. Cùng thời gian trên, Triễn lãm và trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật “Cà phê Buôn Ma Thuột và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” cũng sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn Hóa  tỉnh Đắk Lắk. Một  trong  những  hoạt  động  thu hút sự quan tâm của các du khách trong và ngoài nước khi đến với Lễ  hội  Cà  phê  Buôn  Ma  Thuột là Lễ hội đường phố sẽ được khai mạc  vào ngày  10/3/2017.  Ngày 11/3/2017, vòng chung kết Hội thi Nhà nông đua tài sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk. Độc đáo trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 là Lễ hội Đua voi và thuyền độc mộc sẽ được tổ chức vào ngày 12/3/2017 tại Hồ Lắk, huyện Lắk,  tỉnh  Đắk  Lắk.  Cùng  ngày, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột sẽ diễn ra chương trình “Đêm hội vào mùa”. Đặc biệt, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, du khách sẽ được thưởng thức cà phê miễn phí trên các tuyến phố của thành phố Buôn Ma Thuột, trong đó có gần 30 quán có không gian rộng rãi thoáng mát, có vị trí thuận lợi và chất lượng cà phê đảm bảo cho khách hàng đến thưởng thức…

Diễu hành cồng chiêng tại Lễ hội Cà phê 2011.

Du khách thưởng thức cà phê miễn phí tại Lễ hội năm 2015.

Lễ  hội  Cà  phê  Buôn  Ma  Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017 là dịp quảng bá thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột”, nhằm tôn vinh giá trị cà phê và những người sản xuất, kinh doanh cà phê của tỉnh Đắk Lắk đối với ngành cà phê cả nước, khẳng định vị thế cà phê Đắk Lắk nói riêng và vị trí quan trọng của  mặt  hàng  cà  phê  Việt  Nam nói chung trên thị trường thế giới. Qua đó giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch của Đắk Lắk nhằm mời gọi đầu tư vào lĩnh vực quan trọng này. Đây cũng là dịp góp phần nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa  đặc  trưng của đồng  bào  các dân tộc Tây Nguyên. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên  năm  2017 còn là những hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm 42 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/3/1975 - 10/3/2017), giải phóng tỉnh Đắk Lắk và giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017). Theo ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk - Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017, lễ hội lần này đã được chuẩn bị hết sức chu đáo. Đặc biệt, với nhận thức tận dụng lễ hội để đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh Đắk Lắk đã có sẵn các chính sách ưu tiên, ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị ngày càng cao cho các sản phẩm cà phê, hồ tiêu… Cùng với đó, tỉnh cũng đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng lớn, như: nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, du lịch, thương mại - dịch vụ… Năm nay, để góp phần hạn chế thấp nhất việc sử dụng ngân sách Nhà nước chi cho lễ hội, cùng chung tay góp sức với chính quyền và các sở, ban, ngành của tỉnh Đắk Lắk, việc tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017 còn có sự đồng hành, hỗ trợ kinh phí của các doanh nghiệp trên cả nước Tính đến ngày 25/02/2017 ban tổ chức đã tiếp nhận 39 đơn vị đăng ký tài trợ lễ hội bao gồm: +  5  nhà  tài  trợ  Kim  cương,  gồm: Công  ty  cổ  phần  tập  đoàn  Trung Nguyên; Công ty cổ phần Vinacafe Biên  Hòa;  Công  ty  cổ  phần  phân bón  Bình  Điền;  Công  ty  TNHH Xuân  Thiện,  tỉnh  Ninh  Bình;  Tập đoàn  Viễn  thông  quân  đội  Viettel (Viettel Đắk Lắk). +  3  nhà  tài  trợ  Vàng,  gồm:  Tổng Công  ty  cà  phê  Việt  Nam;  Ngân hàng  Vietinbank;  Ngân  hàng  NN & PTNT Việt Nam Agribank - Chi nhánh Đắk Lắk. +  Các  nhà  tài  trợ  Bạc,  gồm:  Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần; Tổng Công ty Bia, rượu, nước giải khát  Sài  Gòn;  Công  ty  Cổ  phần phát triển bất động sản DPV; Công ty Cổ phần đạm Cà Mau; Công ty Cổ phần tập đoàn FLC; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển thương mại Việt Nam BIDV và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. + Các nhà tài trợ Đồng, gồm: VNPT Đắk  Lắk  (Tập  đoàn  Bưu  chính Viễn  Thông  Việt  Nam);  Công  ty Điện lực Đắk Lắk; Công ty TNHH MTV  Cà  phê  Thắng  Lợi;  Ngân hàng  Vietcombank;  Công  ty  Phân bón và Hóa chất Dầu Khí; Công ty Cổ phần Tập đoàn Mường Thanh; Công ty Cổ phần Du lịch cộng đồng Kotam;  Công  ty  TNHH  Xây  dựng cầu  đường  Hoàng  Nam;  Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB). +  Các  nhà  tài  khác,  gồm:  Công ty  Xăng  dầu  Nam  Tây  Nguyên (Petrolimex);  Hiệp  hội  Cà  phê  ca cao  Việt  Nam  (VICOFA);  Công  ty TNHH  2  thành  viên  Lâm  nghiệp Phước An; Công ty TNHH MTV cà phê Phước An; Công ty TNHH Đắk Man  Việt  Nam;  Công  ty  TNHH MTV  Xổ  số  kiến  thiết  Đắk  Lắk; Công ty Cổ phần tập đoàn Intimex; Ngân  hàng  Thương  mại  Cổ  phần Tiên  Phong  (TPBank);  Công  ty TNHH  MTV  Xuất  -  Nhập  khẩu 2/9 Đắk Lắk; Công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk; Công ty TNHH MTV Cà  phê  15;  Công  ty  Cổ  phần  Tập đoàn Hòa Sen; Công ty TNHH Cơ khí  Công  -  Nông  nghiệp  Bùi  Văn Ngọ.

Trong  dịp  này,  Tổng  Công  ty Hàng  không  Việt  Nam  (Viet  Nam Airlines - tương đương nhà tài trợ Bạc)  và  Công  ty  Cổ  phần  Hàng không  Jetsart  Pacific  Airlines (tương đương tài trợ Đồng) là 2 nhà tài trợ vận chuyển chính thức cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng  Tây  Nguyên  2017  chắc chắn  sẽ  thu  hút  đông  đảo  người dân  tham  gia  và  người  dân  chính là  chủ  thể  của  lễ  hội  lần  này.  Với sự đổi mới trong cách thức tổ chức, tin tưởng sự thành công của lễ hội lần  này  sẽ  góp  phần  quan  trọng vào việc thu hút đầu tư, phát triển thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nói  riêng  và  cà  phê  Việt  Nam  nói chung,  đồng  thời  tôn  vinh  các  giá trị  văn  hóa  của  các  dân  tộc  bản địa  vùng  Tây  Nguyên,  đặc  biệt là  giá  trị  của  không  gian  văn  hóa Cồng  chiêng  Tây  Nguyên  đã  được UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu  nhân  loại”  năm  2005,  được chuyển  sang  danh  sách  “Di  sản Văn  hóa  phi  vật  thể  đại  diện  của nhân loại” vào năm 2008. Nguyễn Hiếu