Làn sóng khởi nghiệp mới đầy hứa hẹn tại Singapore

15:28 03/11/2021

Sau thành công của SEA, một "gã khổng lồ" tiêu dùng internet toàn cầu với giá trị vốn hóa thị trường hơn 200 tỷ đô la Mỹ và Grab Holdings, siêu ứng dụng giao hàng thực phẩm và thanh toán kỹ thuật số, một làn sóng khởi nghiệp mới ở Singapore ra đời với hy vọng đạt được những thành tựu tương tự.

Làn sóng khưởi nghiệp mới tại SIngapore hứa hẹn một tương lai thành công rực rỡ như SEA và Grab
Làn sóng khởi nghiệp mới tại Singapore hứa hẹn một tương lai thành công rực rỡ như SEA và Grab. (Ảnh: Akira Kodaka) 

Không chỉ có lợi thế vị trí trung tâm, dễ dàng tiếp cận các thị trường châu Á khác cùng một nền kinh tế nói tiếng Anh hùng hậu, nỗ lực của chính phủ tại đây nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các biện pháp giảm thuế đã biến quốc đảo này trở thành thiên đường cho các công ty khởi nghiệp công nghệ.

Chẳng hạn, TDCX, công ty cung cấp dịch vụ kinh doanh bao gồm cấu trúc dịch vụ khách hàng, chiến lược quảng cáo, phục vụ đối tượng doanh nghiệp châu Á và châu Âu là chủ yếu. Đây là công ty Singapore thứ hai sau SEA niêm yết tại Mỹ trên sàn giao dịch chứng khoán New York. TDCX đã huy động được 350 triệu đô la trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng và hiện có giá trị vốn hóa thị trường là 3 tỷ đô la.

Enterprise Singapore, một cơ quan chính phủ hỗ trợ giới doanh nhân, cho hay, trong sáu tháng đầu năm 2021, các công ty khởi nghiệp đã huy động được tổng cộng 5,3 tỷ đô la Singapore (3,93 tỷ đô la), tăng 1,5 lần so với 3,4 tỷ đô la Singapore cùng kỳ năm 2020. Avi Naidu, đồng sáng lập kiêm đối tác quản lý của Taronga Ventures, một công ty đầu tư mạo hiểm của Úc cho biết: "Ngoài giao tiếp bằng tiếng Anh, Singapore có lợi thế thu hút lượng vốn lớn, giúp các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng đầu tư vào các công ty công nghệ Đông Nam Á. Singapore có một hệ thống thuế rõ ràng và nhất quán, hấp dẫn đối với thị trường ngoài nước".

Làn sóng khởi nghiệp non trẻ của đảo quốc Sư Tử đặt kỳ vọng sẽ một lần nữa tái tạo vị thế của SEA, một khoản đầu tư có giá trị gấp 10 lần giá mua bất chấp kháo khăn do đại dịch Covid-19. Dhruv Arora, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Syfe, nền tảng tư vấn tài sản cho robot, cho hay: "Sứ mệnh của chúng tôi là thay đổi cách mọi người tiêu tiền, kiếm tiền và biến quản lý tài sản trở thành một phần cuộc sống".

Theo Franklin Templeton, một công ty đầu tư toàn cầu của Hoa Kỳ, 80% người Singapore trong độ tuổi từ 18 đến 35 nắm được kỹ năng quản lý tài sản. Về phía doanh nghiệp, lấy Syfe làm ví dụ, công ty chia dịch vụ tư vấn robot thành bốn danh mục đầu tư khác nhau gồm có cổ phiếu toàn cầu, trái phiếu, trao đổi vàng, quỹ giao dịch. Như vậy, một cố vấn robot có thể cung cấp lời khuyên dựa trên mô hình thuật toán chính xác cho từng lĩnh vực.

Thông tin từ Syfe tiết lộ, lợi tức đầu tư trung bình hàng năm kể từ tháng 4 năm 2013 bao gồm 14,7% tính đến tháng 6 năm nay từ danh mục Core Equity 100, được phân bổ hoàn toàn vào vốn chủ sở hữu trong các quỹ giao dịch hối đoái (ETF). Ngay cả Core Defensives, một danh mục đầu tư rủi ro thấp chủ yếu đầu tư vào các quỹ ETF trái phiếu chất lượng cao, đã thu về gần 5% trong giai đoạn đó. 

Mặt khác, trong quá trình quản lý tài sản, người dùng cần biết số tiền cụ thể chi tiêu cho mỗi hạng mục và BetterTradeOff là công ty công nghệ mang lại câu trả lời xác đáng nhất. Nền tảng Up của công ty cho phép lập kế hoạch trọn đời dưới sự cố vấn của đội ngũ chuyên gia và mô phỏng dòng vốn, lợi nhuận dưới hình thức trực tuyến. Khi khách hàng trao đổi thông tin như quyền sở hữu nhà, điều kiện tài sản, cấu trúc gia đình,... hệ thống sẽ tạo mô phỏng và lập biểu đồ cho thấy thời điểm hết tiền và số dư khi họ ở tuổi 90. Từ đó, khách hàng hình dung đường biến động của dòng tài sản. Laurent Bertrand, Giám đốc điều hành và người sáng lập của BetterTradeOff cho biết: "Trước đây chỉ những người giàu có mới có thể tiếp cận với dịch vụ như vậy. Hiện, chúng tôi muốn dân chủ hóa phương pháp này".

Các công ty khởi nghiệp cũng gia tăng trong các lĩnh vực phi tài chính. Ra mắt vào năm 2015, Flying Cape là một công ty công nghệ giáo dục đang phát triển nhanh chóng, cung cấp các dịch vụ kết hợp lớp học thực với công nghệ thông tin. Hàng nghìn lớp học được thực hiện bởi khoảng 1.000 nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm các tiết khiêu vũ và luyện thi. Flying Cape sử dụng trí thông minh nhân tạo để đưa ra các đề xuất dựa trên thông tin cơ bản mà khách hàng đăng kí, chẳng hạn như độ tuổi và các chủ đề mà họ quan tâm. Các lớp học được thiết kế cho người lớn bao gồm robot và tài chính. Giám đốc điều hành Jamie Tan, người thành lập công ty sau 15 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giải thích rằng Flying Cape sử dụng vòng phản hồi để nâng cao hiểu biết về người dùng. Tan chia sẻ: "Trước Covid-19, tác động của công nghệ đến giáo dục không quá mạnh mẽ nhưng đại dịch mang lại cơ hội cho các công ty thể hiện hết khả năng".

Cắt giảm giảng dạy trực tiếp đã khiến xu hướng học online mọc lên như nấm. UnaBiz, một nhà phát triển các giải pháp kết nối internet đầu cuối đã nắm bắt cơ hội. Giám đốc điều hành Heri Bong cho biết: "Ngành công nghiệp Internet vạn vật đã quá phân mảnh và nhiệm vụ của chúng tôi là đơn giản hóa các quy trình". Ngày 12/20, UnzaBiz thông báo huy động được 25 triệu đô la từ SPARX Group, một công ty quản lý tài sản của Nhật Bản. 

Trên thế giới, thung lũng Silicon của California là nam châm hút các công ty khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm. Naidu của Tarponga chỉ ra: "Hiện nay mô hình này hiện hữu ngày càng tăng trên toàn cầu". Ông nói: "Xuyên suốt hai thập kỷ, Trung Quốc đã phát triển thị trường khổng lồ và Ấn Độ đã tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp riêng. Singapore khác biệt ở chỗ, chính phủ đóng vai trò là động lực chính bền vững nhất mà các startup cũng như đầu tư đang tìm kiếm".

TL