Hy vọng cho ngành tôm Việt Nam trong những tháng cuối năm 2023

18:43 28/07/2023

Theo Hiệp hội chế biến và suất khẩu thủy sản Việt Nam, sự tiêu thụ của các thị trường Mỹ và Trung Quốc là hy vọng cho con tôm Việt trong những tháng cuối năm 2023.

Qua nhiều biến động về kinh tế, chính trị thế giới, lãi suất ngân hàng tăng như thu nhập chững lại, lạm phát kéo dài khiến cho người tiêu dùng phải cân nhắc trong chi tiêu. Điều này dẫn tới nhu cầu thị trường, giá tôm nguyên liệu, giá xuất khẩu đều phải giảm xuống đáng kể.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo đánh giá của các chuyên gia ngành hàng tôm, con tôm Ecuadore bán 1,2 USD/kg đã thu được lợi nhuận, trong khi đó, con tôm của Việt Nam bán ra với giá 5 USD/kg mới thu được lợi nhuận. Điều này cho thấy, tôm giống đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất, tỷ lệ hao hụt trước sự biến động tăng giá vật tư đầu vào cho nghề nuôi tôm trong nước.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) chia sẻ, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng chi phí sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn, con giống và các chi phí cơ bản khác.

Nhìn từ góc độ nhà chế biến, Việt Nam có cơ sở sản xuất tôm giống rất lớn, tuy nhiên, trong số hơn 2.000 trại giống nuôi, chỉ có hơn một nửa trại giống đủ tiêu chuẩn, được cấp giấy chứng nhận. Trên thực tế, còn rất nhiều cơ sở tôm giống chưa đủ tiêu chuẩn nuôi trồng, sản xuất theo quy định, nhưng vẫn đưa nguồn tôm giống không đảm bảo chất lượng vào nuôi trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng hàng xuất khẩu. Vấn đề truy suất nguồn gốc đối với tôm giống cần phải được quan tâm, để đảm bảo nguồn tôm có chất lượng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Giúp tôm Việt Nam trở mình trước những sa sút của nửa đầu năm 2023 không chỉ riêng về khâu tập trung nguồn giống tốt, mà còn cần triển khai nhiều biện pháp đồng bộ về quản lý vùng nuôi, tranh thủ nắm bắt thị trường và cả nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Theo ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và suất khẩu thủy sản Việt Nam, dựa vào sự tiêu thụ của các thị trường, cũng như các điều kiện văn hóa lễ hội của các quốc gia, thì Mỹ và Trung Quốc là hi vọng cho con tôm Việt trong những tháng cuối năm 2023.
Hiện nay, các kho lạnh nơi thị trường nhập khẩu như: Mỹ, châu Âu vơi dần, các nhà nhập khẩu, bán lẻ, bán buôn của Mỹ sẽ bắt đầu xem xét việc tăng nhập hàng trở lại. Điều này sẽ thúc đẩy giá tôm cao hơn, và có vẻ như giá tôm đã tạo đáy. Mức tiêu thụ tôm cho các lễ hội cuối năm cũng dự kiến tăng. Nguồn cung tàu vào container đang ở trạng thái thuận lợi.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc nửa đầu năm nay đạt 239 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ, nhưng tháng 6 là tháng đầu tiên kể từ đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 19% đạt 59 triệu USD.

Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, vào cuối quý II/2023, trước những tác động của tình hình kinh tế thế giới, ngành thủy sản Việt Nam phải điều chỉnh giảm mục tiêu xuất khẩu từ 11 tỷ USD xuống 10 tỷ USD, thậm chí có kịch bản tính tới chỉ còn 9 tỷ USD, giảm thị phần vào Mỹ và tăng cường đẩy hàng sang châu Âu, Trung Quốc.

Căn cứ vào ngành hàng, căn cứ tín hiệu thị trường để thúc đẩy xúc tiến thương mại, để về đích. Đây cũng là một trong những cách để giảm áp lực cho ngành tôm về đích trong năm 2023.

Ngọc Phi (TH)

Tags: