Xuất khẩu sang thị trường EU quý I/2021, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020
- Kinh doanh
- 15:59 08/04/2021
DNHN - Tổng cục Thống kê cho biết (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), qua 3 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong quý I/2021, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 9,6 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020, nhập khẩu sang thị trường EU đạt 4 tỷ USD, tăng 15,4%.

Xuất khẩu sang thị trường EU quý I/2021, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận và tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, nhờ đó kết quả xuất siêu trong 3 tháng đầu năm 2021 với thị trường EU là 5,4 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều mặt hàng có sự tăng trưởng xuất khẩu sang EU cao so với cùng kỳ năm 2020 như: hạt tiêu tăng mạnh nhất tới 31,5%, gạo tăng 18,6%, cao-su tăng 14,1%, chè 10,2%, cà-phê tăng 6,8% ...
Bên cạnh đó, các biện pháp hỗ trợ, xúc tiến thương mại của Chính phủ và các cơ quan liên quan của Việt Nam với thị trường EU đã giúp cho thị trường khó tính này trở thành thị trướng xuất khẩu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo các chuyên gia kinh tế, để xuất khẩu vào thị trường EU được thuận lợi, doanh nghiệp cần phải đặc biệt lưu ý tới quy tắc xuất xứ trong EVFTA. Theo quy định, chỉ những hàng hóa có xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do mới được hưởng ưu đãi thuế quan. Khi xuất khẩu hàng hóa vào EU, việc nắm vững và thực hành đúng các quy tắc xuất xứ được quy định sẽ tránh được các rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, với thị trường EU, nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu lại đồng thời có được các ưu thế về tận dụng các nguồn gốc xuất xứ cộng gộp trong Hiệp định EVFTA. Ông Hải dẫn chứng, đối với mặt hàng dệt may Việt Nam có thể cộng gộp nguồn nguyên liệu vải Hàn Quốc. Đây là những thuận lợi chỉ có Hiệp định EVFTA mới có thể đem lại.
Thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được các lợi ích của Hiệp định trước hết chính là từ việc hiểu rõ hiệp định có thể mang lại những thuận lợi gì trong lĩnh vực của mình, trong những mặt hàng của mình. Ví dụ như nghiên cứu, áp dụng thay đổi trong quy trình sản xuất, thay đổi nguồn cung nguyên liệu, đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ hàng hóa và có thể được hưởng mức thuế thấp mà hiệp định mang lại.
Các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về các hàng rào kỹ thuật, như quy định không được sử dụng hóa chất trong thực phẩm, sản phẩm dệt may; bảo đảm nguồn gốc hợp pháp theo Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT); hay những quy định trong Công ước CITES nhằm bảo vệ các loại động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm để tránh vi phạm khi xuất khẩu vào EU. Đối với doanh nghiệp thủy sản thì cần lưu ý tới quy định IUU về việc ngăn chặn việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo.
PV
Tin liên quan
Đọc thêm Kinh doanh
Doanh thu nhóm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của Vinachem tăng 52,2%
Báo cáo của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), doanh thu quý I/2021 của tập đoàn đạt 12.248 tỷ đồng, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phân bón đã đẩy mạnh sản xuất, cung ứng ra thị trường, góp phần ổn định thị trường phân bón trong nước.
Quý I cả nước nhập khẩu đạt 75,61 tỷ USD
Theo số liệu thống kê, trong quý I tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 26,8%, tương ứng tăng 15,98 tỷ USD. Đáng chú ý, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu đạt 16,55 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2020.
KIDO tiếp tục báo lãi, quý I/2021 tăng 182% so với cùng kỳ 2020
Tập đoàn KIDO cho biết, doanh thu thuần tăng mạnh 34,5% chủ yếu là do tăng trưởng doanh thu của mảng bán lẻ và sự đóng góp doanh thu của các sản phẩm phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán.
Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất thế giới
Theo đánh giá của các chuyên gia USAID, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất thế giới. Tuy nhiên, những bất cập trong thủ tục thông quan đang cản trở Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh thương mại.
Bộ Tài chính: Ưu đãi thuế với sản xuất vật liệu xây dựng đang ở mức cao nhất
Theo Bộ Tài chính, với ngành vật liệu xây dựng, chính sách thuế hiện hành đã có quy định ưu đãi thuế ở mức cao nhất.
Grab sẽ thu phụ phí trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
Grab cho biết việc áp dụng phụ phí nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong các dịp nghỉ lễ tháng 4, 5 cũng như khích lệ tinh thần hoạt động cho các tài xế.
VNDirect muốn huy động 3.100 tỷ từ cổ phiếu
VNDirect dự kiến phát hành 214,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ có 1 quyền mua, cứ 1 quyền mua được mua 1 cổ phiếu phát hành thêm.
Nhiều năm thua lỗ liên tiếp, Lotteria khẳng định sẽ không đóng cửa tại Việt Nam
Lotteria Việt Nam khẳng định thông tin chuỗi cửa hàng sẽ đóng cửa là không chính xác và đang có cách hiểu chưa chính xác trong thông tin từ báo chí Hàn Quốc.
Thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp đà tái cơ cấu mạnh mẽ
DNHN- Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích VinMart có tên mới là WinMart; hệ thống siêu thị Big C đổi tên thành TopsMarket và GO!... Dồn dập những thông tin về việc thay tên, đổi chủ của hệ thống phân phối cho thấy thị trường bán lẻ đang trên đà tái cơ cấu nhằm phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Hấp dẫn hơn cả Haidilao, kinh doanh đám tang thú cưng trở thành “mỏ vàng” mới ở Trung Quốc
Từ cuộc khảo sát dữ liệu, những người nuôi thú cưng hiện nay sẵn sàng chi tiêu nhiều thời gian và tiền bạc chăm chút cho “đứa con cưng” tươm tất hơn cả trong lúc còn sống lẫn khi mất đi. Những năm gần đây, các đám tang thú cưng đã bùng nổ nhanh chóng trên thị trường Trung Quốc đồng thời cũng đặt ra bài toán khó về quản lý và luật hóa ngành công nghiệp mới này.