Xu hướng mua sắm trực tuyến đã tác động đến các gian hàng truyền thống ở Việt Nam thế nào?

23:18 04/01/2024

Xu hướng mua sắm trực tuyến đã trở thành một trào lưu phổ biến ở Việt Nam. Sự tiện lợi và đa dạng của sản phẩm đã nhanh chóng thu hút người tiêu dùng, khiến cho các gian hàng truyền thống phải đối mặt với những thách thức lớn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Gian hàng truyền thống đối mặt với các thách thức

Trao đổi với Doanhnghiephoinhap.vn, bà Vũ Thị Thanh Bình, chuyên gia công nghệ cho biết, trong một thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, việc mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.

Theo bà Bình, từ những sản phẩm tiêu dùng nhỏ như quần áo, giày dép, đến các sản phẩm điện tử, đồ gia dụng và thậm chí là thực phẩm, người tiêu dùng đều có thể thỏa sức lựa chọn và mua hàng chỉ trong vài cú nhấp chuột.

Ảnh minh họa
 Ông Matthew Powell – Giám đốc phụ trách thị trường Hà Nội Savill Việt Nam.

Cùng quan điểm trên, ông Matthew Powell – Giám đốc phụ trách thị trường Hà Nội Savill Việt Nam cho biết, sự đa dạng trong các kênh bán lẻ đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Năm 2016, doanh số thương mại điện tử tăng gấp đôi so với trước đó. Tuy nhiên, thị phần bán lẻ truyền thống dự kiến sẽ giảm xuống nhưng vẫn giữ phần quan trọng, khoảng 79% trong năm 2017.

Trong khi đó, bà Trịnh Lan Phương, CEO của Bibo Mart - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm dành cho mẹ và bé chia sẻ: "Tôi muốn chia sẻ với các nhà bán lẻ Việt Nam là chúng ta cứ tự tin mà thẳng tiến, vì doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường cũng gặp khó khăn không ít hơn chúng ta. Chúng ta phải học, học những gì là tiến bộ của họ, bắt kịp họ, tận dụng lợi thế sân nhà, và chúng ta nên luôn tư duy mở lĩnh hội cái mới, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng sự chuyển dịch hành vi của khách hàng trong kỷ nguên số, khi mà khách hàng chuyển dịch hành vi mua hàng dù online hay offline đếu sẵn sàng phục vụ".

"Các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam, những doanh nghiệp truyền thống, hãy xây dựng theo mô hình ommni channel, sẵn sàng cho mô hình kinh tế chia sẻ (sharing economy), khi đó chúng ta chia sẻ các nguồn lực, giảm chi phí và mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Thì đó là phương thức thành công và đem lại cho chúng ta chiến thắng theo mô hình này", bà Phương nhấn mạnh.

Công nghệ tạo ra sự cạnh tranh không cần bằng

Trong đó, sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian là những lợi ích hàng đầu mà mua sắm trực tuyến mang lại. Người tiêu dùng không cần phải di chuyển đến các cửa hàng truyền thống, không mất thời gian trong hàng đợi xếp hàng hay tìm kiếm sản phẩm yêu thích. Thay vào đó, họ có thể ngồi tại nhà, sử dụng thiết bị di động hoặc máy tính để lựa chọn và mua hàng một cách dễ dàng, đồng thời có thể so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau.

Tuy nhiên, thành công của mua sắm trực tuyến không phải không có những hệ lụy. Các gian hàng truyền thống ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể từ xu hướng này. Một số lượng ngày càng lớn người tiêu dùng đã chuyển hướng mua hàng từ các cửa hàng truyền thống sang mua sắm trực tuyến, dẫn đến sự giảm lượng khách hàng mua hàng tại các cửa hàng vật lý. Điều này đã tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp truyền thống, đặc biệt là các cửa hàng nhỏ và vừa.

Ảnh minh họa
Doanh nghiệp có thể tập trung vào việc tăng cường trải nghiệm mua hàng offline bằng cách tạo ra không gian mua sắm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu khách quan về trải nghiệm của khách hàng (Ảnh: Minh họa).

Các chuyên gia cho rằng, một vấn đề quan trọng khác là sự cạnh tranh không cân bằng giữa các gian hàng truyền thống và các nền tảng mua sắm trực tuyến. Các nền tảng này thường có quy mô lớn, tài nguyên mạnh mẽ và khả năng tiếp cận khách hàng rộng lớn. Điều này khiến cho các gian hàng truyền thống gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về giá cả và dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp truyền thống đã phải giảm giá cả và cung cấp các chương trình khuyến mãi để cố gắng thu hút khách hàng trở lại, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với sự linh hoạt và khả năng đàm phán của các nền tảng mua sắm trực tuyến.

Chuyên gia công nghệ Vũ Thị Thanh Bình phân tích, không phải tất cả các gian hàng truyền thống đều bị tác động tiêu cực bởi xu hướng mua sắm trực tuyến. Một số doanh nghiệp đã nhận thấy tiềm năng của việc kết hợp cả hai hình thức bán hàng. Người ta đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng cách tạo ra các nền tảng mua sắm trực tuyến riêng, tận dụng cơ hội để tiếp cận khách hàng trực tuyến và đáp ứng nhu cầu mua sắm của họ.

“Để tồn tại và phát triển trong thời đại số, các gian hàng truyền thống cần thay đổi và thích nghi với xu hướng mua sắm trực tuyến. Như vậy, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc tăng cường trải nghiệm mua hàng offline bằng cách tạo ra không gian mua sắm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu khách quan về trải nghiệm và từ vấn. Đồng thời, người mua sắm cũng có thể tận dụng công nghệ để cải thiện quy trình bán hàng, quản lý kho và dịch vụ giao hàng”, bà Bình chia sẻ.

Về vấn đề này, ông Phan Quang Hoàn, Giám đốc Công ty TM điện tử Minh Anh cho biết, mua sắm trực tuyến và gian hàng truyền thống không phải là hai khái niệm cạnh tranh hoàn toàn. Sự phát triển của mua sắm trực tuyến  đã tạo ra sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, nhưng vẫn còn nhu cầu và không gian tồn tại cả hai hình thức. Điều quan trọng là các gian hàng truyền thống cần thích nghi và tận dụng những lợi thế của mình  để cung cấp giá trị trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình.

"Sự cạnh tranh giữa mua sắm trực tuyến và các gian hàng truyền thống không chỉ tác động đến doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội và nền kinh tế. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, cần có sự cân nhắc và quản lý phù hợp để tạo điều kiện công bằng cho cả hai hình thức là bán hàng và đáp ứng đã dạng nhu cầu của người tiêu dùng", ông Hoàn nói.

Nghệ Nhân