Tranh chấp chung cư dai dẳng do quy định pháp lý chưa rõ ràng

15:14 15/12/2023

Giới chuyên gia cho rằng, các quy định pháp lý liên quan đến chất sở hữu chung và riêng trong chung cư còn chưa rõ ràng và đầy mâu thuẫn.

Ảnh minh họa
Tòa nhà chung cư Artemis (quận Thanh Xuân, Hà Nội) (Ảnh: Phan Chính)

Quy trình giải quyết còn rườm ra phức tạp

Theo các chuyên gia, việc thiếu rõ ràng về quyền sở hữu trong chung cư không được định rõ và chi tiết trong hợp đồng, nên dẫn đến tranh chấp giữa các bên  có liên quan. Ví dụ, việc xác định quyền sử dụng căn hộ là quyền sở hữu chung hay riêng tùy thuộc vào các quy định pháp lý và hợp đồng mua bán.

Thiếu quy định về quản lý chung cư, luật pháp liên quan đến quản lý chung cư có thể không đầy đủ hoặc không rõ ràng, gây khó khăn trong việc áp dụng và thực hiện. Sự mơ hồ và mâu thuẫn trong quy định đã ban hành đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho tranh chấp và kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh đó, quy trình giải quyết tranh chấp quyên sở hữu chung riêng quá phức tạp và rườm rà, đòi hỏi nhiều thời gian và tài chính. Việc phải thông qua nhiều cấp độ xử lý tranh chấp, bao gồm hòa giải, đàm phán và kiện tụng, vì thế sẽ kéo dài quá trình giải quyết và làm leo thang tình hình tại nhiều chung cư trên địa bàn Hà Nội, điển hình như: Chung cư Artemis, số 3 Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội), Dreamland Bonanza, số 23 Duy Tân, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm...

Ngoài ra, do cơ chế giám sát và thi hành án không đủ mạnh mẽ và hiệu quả để đảm bảo tuân thủ quyết định và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp. Việc thiếu sự tuân thủ và thi hành có thể kéo dài quá trình giải quyết và làm giảm tính hiệu quả của quyết định tranh chấp.

Đặc biệt, là thống pháp luật thiếu sự ưu tiên và tập trung vào giải quyết tranh chấp chung cư. Sự thiếu chính sách và cơ chế hỗ trợ để ngăn ngừa tranh chấp và tạo ra môi trường sống hài hòa trong chung cư có thể dẫn đến việc kéo dài tranh chấp.

Nên để quy luật của kinh tế thị trường giải quyết

Để giảm thiểu lỗ hổng pháp lý và giải quyết tranh chấp chung cư một cách hiệu quả, cần có sự cải tiến và cập nhật quy định pháp lý về quản lý chung cư, chính quyền sở tại phải nắm rõ các quy định pháp luật để giải quyết triệt để vấn đề xảy ra.

Đơn cử như, vụ việc tranh chấp giữa cư dân của tòa nhà và chủ đầu tư đang kéo theo những rắc rối lớn cho những khách hàng bên khối văn phòng, trung tâm thương mại (VP – TTTM) tại Artemis. Vì mong muốn được hoạt động kinh doanh yên ổn ở tòa nhà và có phần lo lắng trước những hành động tiêu cực thái quá đến từ một số cư dân đang đấu tranh, Luật sư Trần Hải Đức – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh - đại diện khối VP – TTTM đề xuất trong cuộc họp sáng 24/11: "Yêu cầu chủ đầu tư chia tách hầm gửi xe thành 2 khu sử dụng riêng biệt, theo tỷ lệ diện tích sử dụng của tòa nhà, là 58% phục vụ khối VP – TTTM và 42% cho khối cư dân".

Theo đó, tại Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông năm 2022-2025, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ GTVT, Bộ TTTT và UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương trong đó nhấn mạnh: “Tăng cường công tác giám sát đầu tư và ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư bến, bãi đỗ xe sử dụng công nghệ đỗ xe thông minh, hiện đại”.

Ảnh minh họa
Chủ đầu tư cho rằng văn bản chỉ đạo ngày 16/11/2023 của UBND quận Thanh Xuân đã không vận dụng yếu tố hệ thống trông giữ xe thông minh.

Ngày 10/11/2023, UBND quận Thanh Xuân đã tổ chức Đoàn công tác kiểm tra liên ngành làm việc thực địa tại hầm trông giữ xe thông minh của tòa nhà Artemis và ghi nhận đầy đủ các yếu tố của hệ thống thông minh. Tuy nhiên, tại văn bản số 2233/UBND-QLĐT của UBND quận Thanh Xuân ký ngày 16/11/2023 lại không vận dụng yếu tố hệ thống trông giữ xe thông minh, mà đề nghị chủ đầu tư áp dụng mức giá giữ xe theo tiêu chuẩn thông thường của các vành đai.

Liên quan đến văn bản này của quận Thanh xuân, đại diện chủ đầu tư cho rằng, đây là một sự né tránh trách nhiệm của UBND quận Thanh Xuân, làm cho một số cư dân và báo chí dựa vào đó để phản đối Chủ đầu tư, góp phần làm cho mâu thuẫn bùng nổ.

Về nội dung này, đại diện chủ đầu tư cho biết, doanh nghiệp đã gửi văn bản đến UBND TP Hà Nội yêu cầu chỉ đạo, làm rõ những nội dung chưa phù hợp trong văn bản số 2233/UBND-QLĐT ngày 16/11/2023 của quận Thanh Xuân chiếu theo Quyết định 44 nói trên. Mặt khác, khi 1 nhóm cư dân quá khích thuê thương binh, xã hội đen đến chặn tầng hầm, đánh người đang thực hiện nhiệm vụ của toà nhà, chủ đầu tư đã gọi điện nhờ chính quyền và công an can thiệp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, làm rõ và giải quyết nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Bình luận về vấn đề tranh chấp chung cư tại tòa nhà Artemis (Thanh Xuân, Hà Nội), Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Uỷ viên thường vụ Hội kiến trúc sư Hà nội cho biết,  hãy để cơ chế thị trường quyết định, chủ đầu tư phải đảm bảo mức giá phù hợp với quy định, nhưng giá đưa ra cũng cần tuân thủ nguyên tắc thu bù chi.

“Tôi cho rằng, quy luật của kinh tế thị trường sẽ quyết định mức giá này. Người yêu cầu dịch vụ vẫn có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp theo mức giá phù hợp với túi tiền của họ. Còn nếu không còn lựa chọn nào khác, thì ai là chủ tài sản sẽ quyết định mức giá”, ông Ánh nói.

Nhân Hà