TP.HCM: Ngành Y tế chuẩn bị gì để trị COVID-19, khi lực lượng chi viện rút đi?

07:08 11/10/2021

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, chậm nhất ngày 15-10 lực lượng chi viện cho TP.HCM chống dịch sẽ rút. Câu hỏi đặt ra là TP.HCM sẽ làm gì để khỏa lấp "khoảng trống" về nhân sự.

Khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát mạnh tại TP.HCM, nhân viên y tế khắp nơi đã lên đường chi viện cho TP chống dịch. Họ chăm sóc, điều trị, tiêm chủng, xét nghiệm và vận hành các trạm y tế lưu động trong suốt hơn 3 tháng qua.

Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức còn được gọi vui là "bệnh viện thập cẩm", bởi là nơi nhận được sự chi viện đông đảo các lực lượng y tế từ cả nước. Theo thống kê có 11 đơn vị (bệnh viện trung ương và địa phương) với gần 500 nhân viên y tế chi viện hỗ trợ điều trị gần 3 tháng qua. TS.BS Nguyễn Tri Thức - Giám đốc điều hành bệnh viện chia sẻ, trước đây các đoàn chi viện vẫn thường xuyên "đảo quân", nhưng lần này rút thật sự. Có đoàn y bác sĩ từ Nghệ An và Hà Nội với 79 người đã rút, dự kiến trong các ngày tới, các đoàn còn lại sẽ tiếp tục về.

"Tất cả y bác sĩ chi viện đã làm việc hết mình, khi dịch bệnh tạm ổn, tôi nghĩ cần cho họ có khoảng thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động", bác sĩ Thức nói và cho rằng số ca mắc, chuyển nặng giảm; các bệnh viện tầng 1 và 2 tương đối vắng bệnh nhân, do đó không còn quá lo lắng về áp lực điều trị.  "TP cũng đã chỉ đạo chúng tôi làm việc với Sở Y tế TP nhằm bổ sung lực lượng làm việc sao cho phù hợp nhất", ông nhấn mạnh. 

Ngành Y tế TPHCM chuẩn bị gì để trị COVID-19, khi lực lượng chi viện rút đi
Ngành Y tế TPHCM chuẩn bị gì để trị COVID-19, khi lực lượng chi viện rút đi. (Ảnh: PV)

Còn TS.BS Nguyễn Thanh Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng, kiêm quản lý Bệnh viện dã chiến số 10 (TP Thủ Đức) cho hay, khi lượng bệnh nhân ngày càng giảm, việc rút quân là hợp lý. "Suốt thời gian qua họ đã làm việc với 200% sức lực, nếu không có họ sẽ rất khó khăn", bác sĩ Vinh nhận định. Trong khi đó, bác sĩ Trần Chánh Xuân - Giám đốc Bệnh viện COVID-19 Củ Chi cho hay, đơn vị được chi viện của 3 đoàn y bác sĩ (70 người) từ các tỉnh. Với quy mô dự kiến trên 500 giường bệnh, bác sĩ Xuân nói rằng khoảng 1 tuần nay chỉ còn khoảng 40% bệnh nhân. 

"Khi nhân lực chi viện rút, buộc chúng tôi phải cơ cấu lại nhân sự thay thế. Tuy vậy với lượng bệnh nhân ngày một giảm, chúng tôi có thể đảm đương được", bác sĩ Xuân nói.

PGS.TS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẳng định, nhờ sự hỗ trợ kịp thời từ các nguồn nhân lực y tế khắp cả nước, giúp ngành y tế TP triển khai đồng thời "2 mũi giáp công", đó là mô hình điều trị 3 tầng và điều trị, chăm sóc dựa vào cộng đồng. Cả "2 mũi giáp công" này đã mang đến hiệu quả tích cực. Trong khi đó, bác sĩ Trần Chánh Xuân - Giám đốc Bệnh viện COVID-19 Củ Chi cho hay, đơn vị được chi viện của 3 đoàn y bác sĩ (70 người) từ các tỉnh. Với quy mô dự kiến trên 500 giường bệnh, bác sĩ Xuân nói rằng khoảng 1 tuần nay chỉ còn khoảng 40% bệnh nhân. 

"Khi nhân lực chi viện rút, buộc chúng tôi phải cơ cấu lại nhân sự thay thế. Tuy vậy với lượng bệnh nhân ngày một giảm, chúng tôi có thể đảm đương được", bác sĩ Xuân nói.

PGS.TS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẳng định, nhờ sự hỗ trợ kịp thời từ các nguồn nhân lực y tế khắp cả nước, giúp ngành y tế TP triển khai đồng thời "2 mũi giáp công", đó là mô hình điều trị 3 tầng và điều trị, chăm sóc dựa vào cộng đồng. Cả "2 mũi giáp công" này đã mang đến hiệu quả tích cực. Ước tính về năng lực điều trị của ngành y tế TP, nếu đối chiếu với lộ trình chuyển trả công năng của các bệnh viện đến đầu năm 2022, TP vẫn còn duy trì trên 30 cơ sở điều trị với gần 30.000 giường (có 5.107 giường có hỗ trợ hô hấp). Điều này cho thấy ngưỡng năng lực điều trị của TP vẫn đủ sức đáp ứng.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, với tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng giảm, ngành y tế TP đang dần đáp ứng nhu cầu chăm sóc điều trị, cơ bản đủ sức tiếp quản khi các lực lượng chi viện rút quân. Tuy nhiên, theo ông, ngành y tế cần phải có một hệ thống dự phòng cho tương lai, bằng việc củng cố hệ thống y tế cơ sở, thông qua điều chỉnh nhiều chính sách, cơ chế phù hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực.

Khẳng định trong bối cảnh hiện nay, ngành y tế đang rất thận trọng trong việc theo dõi sát diễn tiến dịch bệnh; tránh tình trạng để dịch gia tăng đột biến như thời gian vừa qua dẫn đến quá tải hệ thống y tế. "Việc rút quân vì thế cũng được xây dựng theo lộ trình, không thay đổi quá đột ngột. Khi số lượng ca bệnh giảm, các bệnh viện mới lần lượt đóng cửa hoặc dồn bệnh nhân lại một bệnh viện để tránh việc duy trì một hệ thống hồi sức kéo dài gây lãng phí", TS.BS Vĩnh Châu nói.

 ĐT