Thứ tư 23/07/2025 17:19
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tổng thống Mỹ nói sắp đạt thỏa thuận với Trung Quốc, cuộc chiến thuế quan có sớm kết thúc ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sắp đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong vòng vài tuần tới, mở ra hy vọng hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan kéo dài suốt nhiều năm qua.
Tổng thống Mỹ nói sắp đạt thỏa thuận với Trung Quốc, cuộc chiến thuế quan có sớm kết thúc ?
Tổng thống Mỹ nói sắp đạt thỏa thuận với Trung Quốc, cuộc chiến thuế quan có sớm kết thúc?

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm (17/4) đã tuyên bố kỳ vọng đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong vòng “3 đến 4 tuần tới”. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi ông tăng thuế lên đến 245%, khả năng kết thúc cuộc chiến thương mại được đề cập công khai.

“Tôi tin rằng chúng tôi sẽ đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc”, Tổng thống Mỹ phát biểu trong buổi ký sắc lệnh tại Nhà Trắng, bên cạnh Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick.

Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa đưa ra bất kỳ phản hồi chính thức nào. Tổng thống Trump cũng từ chối trả lời câu hỏi liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có phải là người chủ động đề xuất kết thúc cuộc chiến thuế quan hay không.

Theo chuyên gia chuỗi cung ứng toàn cầu Nick Vyas (USC Marshall), cuộc chơi hiện tại là “xem ai sẽ chớp mắt trước”. Ông nhận định cả hai bên đều đang tin rằng mình có lợi thế: Bắc Kinh tin họ có thời gian và chiến lược dài hơi, trong khi Washington tin Mỹ có ưu thế tiêu dùng.

Trung Quốc có lợi thế hệ thống, chủ động tung đòn ngoại giao và kiểm soát tài nguyên chiến lược

Theo giới quan sát, Chủ tịch Tập Cận Bình có lợi thế đáng kể so với Tổng thống Donald Trump nhờ hệ thống chính trị ổn định, không bị giới hạn nhiệm kỳ và không chịu áp lực bầu cử hay dư luận. Trong khi ông Trump chỉ còn thời gian một nhiệm kỳ, ông Tập Cận Bình có thể “kéo dài trận chiến này” mà không cần lo lắng về chu kỳ bầu cử hay sự phản ứng của người tiêu dùng nội địa.

Ngoài ra, Trung Quốc đang kiểm soát tới 85% năng lực chế biến đất hiếm toàn cầu – nguyên liệu quan trọng cho quốc phòng, AI và ngành công nghệ Mỹ. Bắc Kinh đã dừng xuất khẩu nhóm khoáng sản này và tung đòn trừng phạt vào một loạt công ty Mỹ như Boeing, DuPont, Google và các hãng dược phẩm, bằng các biện pháp như cấm nhập thiết bị, mở điều tra chống độc quyền và đưa hàng chục công ty vào “danh sách không đáng tin cậy”.

Cuộc đua giành đồng minh: Trung Quốc tấn công mềm, Mỹ bị đánh giá khó đoán

Trong khi Mỹ theo đuổi lập trường cứng rắn, Trung Quốc đang triển khai chiến lược “tấn công mềm” về ngoại giao. Sau cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến công du Đông Nam Á, ký kết loạt thỏa thuận với Việt Nam và Malaysia.

Liên minh châu Âu (EU) cũng bắt đầu cho thấy thái độ “dịu giọng” với Bắc Kinh. Theo bà Ilaria Mazzocco, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung Quốc đang cố gắng “xây dựng hình ảnh một đối tác thương mại ổn định, có trách nhiệm” với hy vọng cải thiện quan hệ với EU sau thời gian căng thẳng.

Dự kiến vào cuối tháng 7, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ đến Bắc Kinh để dự hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Tập Cận Bình. Giới quan sát cho rằng đây sẽ là dịp để Trung Quốc thừa nhận vấn đề dư thừa công suất sản xuất và cam kết giải quyết.

Tuy nhiên, bà Mazzocco cũng cảnh báo Trung Quốc khó có thể thay thế Mỹ với vai trò đối tác thương mại chính tại Đông Nam Á, vì thị trường nội địa Trung Quốc vẫn thiếu sức mua để hấp thụ hàng nhập khẩu từ khu vực.

Về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump cũng cố gắng duy trì liên minh thương mại với châu Âu. Ông tuyên bố sau cuộc gặp với Thủ tướng Ý Giorgia Meloni rằng một thỏa thuận Mỹ – EU sẽ “100% đạt được vào một thời điểm nào đó”.

Tuy vậy, chuyên gia Mazzocco lưu ý rằng tính khó đoán trong chính sách của Tổng thống Mỹ có thể khiến các đồng minh phương Tây dè chừng. “Việc dùng thương mại để ép buộc nhượng bộ, dù là về kinh tế hay quốc phòng, đang làm suy yếu niềm tin toàn cầu vào Mỹ. Trong dài hạn, các đối tác có thể dần tìm cách giảm phụ thuộc vào Mỹ cả về ngoại giao lẫn thương mại”, bà Ilaria Mazzocco cho biết.

Hermès sẽ tăng giá toàn bộ sản phẩm tại Mỹ để bù chi phí thuế Hermès sẽ tăng giá toàn bộ sản phẩm tại Mỹ để bù chi phí thuế

Thương hiệu xa xỉ Hermès của Pháp cho biết sẽ chuyển toàn bộ chi phí phát sinh từ thuế quan của Mỹ sang người tiêu dùng giàu có tại thị trường này, trong bối cảnh doanh số quý I/2025 tăng chậm hơn kỳ vọng.

Trung Quốc muốn thiết lập lại quan hệ với EU khi chiến tranh thương mại leo thang Trung Quốc muốn thiết lập lại quan hệ với EU khi chiến tranh thương mại leo thang

Trung Quốc tìm cách tái thiết lập quan hệ thương mại với EU, trong lúc đối đầu thương mại với Mỹ ngày càng gay gắt, nhưng vấp phải sự dè dặt từ châu Âu vì lo ngại mất cân đối và cạnh tranh công nghiệp.

Tổng thống Donald Trump gia tăng áp lực, liệu Fed có sớm hạ lãi suất ? Tổng thống Donald Trump gia tăng áp lực, liệu Fed có sớm hạ lãi suất ?

Tổng thống Donald Trump gia tăng sức ép đòi Fed hạ lãi suất, thậm chí công khai đe dọa sa thải Chủ tịch Jerome Powell, giữa lúc lạm phát leo thang vì những chính sách thuế quan mới.

Tin bài khác
Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Tổng thống Trump tuyên bố đã đạt thỏa thuận “khổng lồ” với Nhật Bản, với mức thuế 15% cho hàng nhập khẩu vào Mỹ - cho thấy Washington vẫn theo đuổi chính sách thương mại cứng rắn ngay cả với đồng minh thân cận.
Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.