Thứ năm 24/07/2025 04:08
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tổng thống Donald Trump gia tăng áp lực, liệu Fed có sớm hạ lãi suất ?

Tổng thống Donald Trump gia tăng sức ép đòi Fed hạ lãi suất, thậm chí công khai đe dọa sa thải Chủ tịch Jerome Powell, giữa lúc lạm phát leo thang vì những chính sách thuế quan mới.
Tổng thống Donald Trump gia tăng áp lực, liệu Fed có sớm hạ lãi suất ?
Tổng thống Donald Trump gia tăng áp lực, liệu Fed có sớm hạ lãi suất?

Ngày thứ Năm (17/4), Tổng thống Donald Trump đã tiếp tục chỉ trích gay gắt Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, cáo buộc ông hành động quá chậm trong việc giảm lãi suất và ám chỉ khả năng sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương nếu cần thiết.

Ông Trump công khai đe dọa cách chức Chủ tịch Jerome Powell

Phát biểu tại Phòng Bầu Dục chiều thứ Năm (17/4 theo giờ địa phương), Tổng thống Trump nói thẳng: “Tôi không nghĩ ông ấy đang làm tốt công việc. Ông ta luôn phản ứng chậm chạp, và tôi không hài lòng. Nếu tôi muốn sa thải ông ấy, điều đó sẽ xảy ra rất nhanh, tin tôi đi”.

Tuyên bố này nối tiếp dòng trạng thái gay gắt mà Tổng thống Mỹ đăng trên mạng xã hội Truth Social vài giờ trước đó: “Việc sa thải Powell không thể đến sớm hơn được nữa!”

Dù vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Donald Trump đang nhắm đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ hiện tại của Chủ tịch Powell, dự kiến vào tháng 5/2026, hay đang xem xét hành động sớm hơn. Trước đó, vào tháng 12/2024, ông từng nói trên NBC News rằng không có ý định sa thải sớm ông Jerome Powell. “Tôi không nghĩ vậy. Tôi không thấy cần thiết”, ông Trump nói vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng do thuế quan mới mà chính ông ban hành, Tổng thống Mỹ lại đang ráo riết kêu gọi Fed hành động. “Fed thực sự nợ người dân Mỹ việc giảm lãi suất. Có rất nhiều áp lực chính trị để (ông Powell) hạ lãi suất”, ông Trump nhấn mạnh.

Fed giữ nguyên lãi suất, Chủ tịch Powell bảo vệ tính độc lập

Fed đã giữ nguyên lãi suất từ đầu năm 2025 đến nay, sau ba đợt cắt giảm liên tiếp trong năm 2024, trong đó có một lần giảm mạnh 0,5 điểm phần trăm hồi tháng 9. Tuy nhiên, các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ gần đây phát đi tín hiệu rằng, họ chưa có kế hoạch cắt giảm thêm trong cuộc họp tháng 5 tới, do cần đánh giá kỹ hơn tác động kinh tế từ các đợt tăng thuế mới của Tổng thống Trump.

Trong bài phát biểu hôm thứ Tư (16/4), ông Jerome Powell – người được ông Donald Trump bổ nhiệm làm Chủ tịch Fed năm 2018 – cảnh báo rằng các mức thuế lớn hơn dự kiến có thể dẫn đến tăng trưởng chậm lại và lạm phát cao hơn, đẩy Fed vào thế khó trong việc cân bằng hai mục tiêu chính: ổn định giá cả và tối đa hóa việc làm.

Chủ tịch Jerome Powell khẳng định: “Chúng tôi sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng bởi áp lực chính trị. Mọi người có thể nói bất cứ điều gì họ muốn, nhưng chúng tôi sẽ hành động một cách độc lập, không bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài”.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde hôm thứ Năm (17/4) cũng đã lên tiếng ủng hộ ông Powell. Trong cuộc họp báo tại Frankfurt, bà nói rằng mình “rất tôn trọng đồng nghiệp và người bạn thân thiết”, và nhấn mạnh nguyên tắc “độc lập ngân hàng trung ương là nền tảng” trong hệ thống tài chính Eurozone.

Dù không bình luận trực tiếp về chỉ trích của Tổng thống Donald Trump, bà Lagarde cho biết ECB có mối quan hệ “tốt” với Fed, và hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ vì sự ổn định tài chính toàn cầu.

Tình hình căng thẳng giữa Nhà Trắng và Fed có thể làm gia tăng sự bất định trong chính sách tiền tệ của Mỹ, đặc biệt khi chiến tranh thương mại và các yếu tố địa chính trị đang gây sức ép lớn lên nền kinh tế. Với áp lực từ cả thị trường lẫn chính quyền, Fed đang ở trong thế khó — vừa phải giữ vững lập trường chống lạm phát, vừa tránh bị cuốn vào vòng xoáy chính trị.

Tin bài khác
Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ còn 1% trong năm 2025, đồng thời nhận định lạm phát lõi duy trì trên 3% do tác động từ thuế nhập khẩu tăng cao dưới thời Tổng thống Trump.
Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Tổng thống Trump tuyên bố đã đạt thỏa thuận “khổng lồ” với Nhật Bản, với mức thuế 15% cho hàng nhập khẩu vào Mỹ - cho thấy Washington vẫn theo đuổi chính sách thương mại cứng rắn ngay cả với đồng minh thân cận.
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Khi hạn chót ngày 9/7 cận kề, các đối tác thương mại lớn của Mỹ đang đẩy nhanh đàm phán để tránh mức thuế đối ứng, trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ khả năng gia hạn cho một số quốc gia.
Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và nguy cơ giảm phát ngày càng lớn, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đang kêu gọi đưa tiêu dùng hộ gia đình trở thành trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới.