Thứ ba 22/07/2025 00:06
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.

Phát biểu tại Hội nghị Kinh tế Rocky Mountain (Hoa Kỳ), bà Mary Daly – Chủ tịch Fed khu vực San Francisco, tái khẳng định quan điểm rằng việc hạ lãi suất hai lần trước cuối năm 2025 là “hợp lý”, trong bối cảnh thị trường lao động vẫn ổn định và áp lực lạm phát dường như đã dịu bớt.

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi
“Fed sẽ cắt giảm lãi suất – đó là hướng đi”

Mặc dù lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nhưng bà Daly nhấn mạnh Fed cũng cần tránh việc giữ chính sách tiền tệ quá thắt chặt quá lâu, vì điều đó có thể gây tổn hại không cần thiết đến thị trường lao động.

Bà cho biết: “Tôi không nghĩ chúng ta cần phải bóp phanh mạnh để hoàn thành chặng cuối cùng trong việc kiểm soát lạm phát. Tôi không muốn chứng kiến sự suy yếu thêm của thị trường lao động... vì thế ta không thể chờ đợi mãi”.

Tác động từ thuế quan chưa lan rộng

Bà Daly nhận định, các doanh nghiệp Mỹ đang dần thích ứng với thuế quan mới dưới thời Tổng thống Donald Trump. Họ đã tìm cách chuyển hướng chuỗi cung ứng, hoặc chấp nhận phần chi phí tăng thêm thay vì đẩy toàn bộ gánh nặng sang người tiêu dùng.

Dù mức thuế trung bình đã tăng gấp đôi kể từ khi các chính sách thương mại mới được áp dụng, nhưng bà Daly cho biết vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy mức tăng thuế này đang lan rộng và đẩy lạm phát lên cao hơn một cách đáng lo ngại.

Dữ liệu giá tiêu dùng mới đây cho thấy giá hàng hóa đang tăng; nhưng theo bà Daly, điều này đang được bù đắp bởi mức tăng giá tương đối khiêm tốn trong nhóm dịch vụ không liên quan đến nhà ở – một tín hiệu tích cực.

Cắt giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Khi được hỏi liệu bà có ủng hộ việc giảm mức lãi suất điều hành hiện nay (đang ở khoảng 4,25–4,50%) tại cuộc họp chính sách cuối tháng 7 hay không, bà Daly từ chối đưa ra cam kết cụ thể về thời điểm. Tuy nhiên, bà cho biết, lãi suất sẽ được điều chỉnh giảm dần trong thời gian tới, khi áp lực giá cả hạ nhiệt. Mức lãi suất cân bằng cuối cùng mà Fed hướng tới có thể là 3% hoặc cao hơn một chút.

“Fed sẽ cắt giảm lãi suất – đó là hướng đi”
Bà Mary Daly – Chủ tịch Fed khu vực San Francisco

Bà Daly nhận định: “Dù chuyện này diễn ra vào tháng 7, tháng 9 hay tháng nào đó khác cũng không phải yếu tố quyết định”, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là “chúng tôi sẽ điều chỉnh giảm lãi suất - đó là hướng đi”.

Theo bà, Fed không muốn siết chính sách quá mức và khiến nền kinh tế thiệt hại về tăng trưởng và việc làm.

Hiện tại, chỉ có hai trong số 19 quan chức của Fed bày tỏ ủng hộ việc cắt giảm lãi suất ngay trong tháng 7, trong khi phần lớn cho rằng cần thêm thời gian để đánh giá đầy đủ ảnh hưởng của chính sách thuế quan và các động thái khác của chính quyền ông Trump đến lạm phát cũng như thị trường lao động.

Theo dự đoán của thị trường tài chính, khả năng Fed giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 7 là rất thấp. Thay vào đó, nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc họp tháng 9 (diễn ra từ 16–17/9) như một thời điểm hợp lý để Fed nối lại chu kỳ nới lỏng.

Áp lực chính trị tiếp diễn

Tổng thống Donald Trump gần đây đã liên tục gây áp lực buộc Fed phải cắt giảm lãi suất ngay lập tức. Ông thậm chí còn úp mở khả năng thay thế Chủ tịch Fed Jerome Powell trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 5/2026.

Về phần mình, ông Powell đã nhiều lần khẳng định ông có ý định hoàn tất nhiệm kỳ Chủ tịch Fed.

Bà Daly từ chối bình luận trực tiếp về những tuyên bố của Tổng thống, nhưng cho biết các quyết định về lãi suất là kết quả của sự đồng thuận trong nội bộ Fed. “Chúng tôi cùng chia sẻ trách nhiệm bình đẳng khi đưa ra lá phiếu quyết định”, bà nói.

Đồng USD phục hồi khi kinh tế Mỹ vững vàng, dù thuế quan leo thang Đồng USD phục hồi khi kinh tế Mỹ vững vàng, dù thuế quan leo thang
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc
Tin bài khác
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Khi hạn chót ngày 9/7 cận kề, các đối tác thương mại lớn của Mỹ đang đẩy nhanh đàm phán để tránh mức thuế đối ứng, trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ khả năng gia hạn cho một số quốc gia.
Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và nguy cơ giảm phát ngày càng lớn, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đang kêu gọi đưa tiêu dùng hộ gia đình trở thành trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới.
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.