Thứ hai 21/07/2025 21:35
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.

Hai năm trở lại đây, người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, không chỉ qua các đợt nắng nóng gay gắt hay lũ lụt nghiêm trọng, mà còn qua hóa đơn thực phẩm ngày càng “nặng gánh”.

Theo một nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí khoa học Environmental Research Letters, sự gia tăng bất thường của giá rau củ tại Mỹ, dầu ô liu ở châu Âu hay rau diếp ở Úc đều bắt nguồn từ các hiện tượng thời tiết cực đoan, vốn đang ngày càng trở nên phổ biến do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt
Biến đổi khí hậu đang khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Thời tiết cực đoan đẩy giá thực phẩm leo thang

Nghiên cứu do Trung tâm Siêu máy tính Barcelona phối hợp với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện đã phân tích 16 hiện tượng thời tiết bất thường trên toàn cầu trong giai đoạn 2022–2024. Tác giả chính, nhà nghiên cứu Max Kotz cho biết, nhiều sự kiện chưa từng xảy ra trước năm 2020, cho thấy tốc độ và mức độ cực đoan của biến đổi khí hậu đang vượt xa khả năng thích ứng của ngành nông nghiệp hiện tại.

Tại Mỹ, bang California đã trải qua ba năm hạn hán khốc liệt nhất lịch sử, khiến gần một triệu mẫu đất canh tác bị bỏ trống và gây thiệt hại doanh thu nông sản lên đến 2 tỷ USD trong năm 2022. Bang Arizona, nơi cung cấp phần lớn rau diếp mùa đông cho nước Mỹ, cũng bị cắt giảm nguồn nước từ sông Colorado. Cùng với đó, bão Ian đổ bộ vào bang Florida đã góp phần khiến giá rau tại Mỹ tăng hơn 80% so với năm trước.

Tại Đông Á, đợt nắng nóng nghiêm trọng với nền nhiệt lên đến 46 độ C đã khiến giá rau ở Trung Quốc tăng hơn 40% chỉ trong vòng ba tháng. Tại Hàn Quốc, giá cải thảo – nguyên liệu chính để làm kimchi, leo thang gần 70%, buộc chính phủ phải sử dụng kho dự trữ quốc gia để bình ổn thị trường.

Úc cũng không thoát khỏi ảnh hưởng, với lũ lụt nghiêm trọng tại vùng miền Đông hồi đầu năm 2022 được đánh giá là thảm họa thiên nhiên có chi phí cao thứ năm lịch sử nước này. Kết quả là giá rau diếp tăng từ khoảng 2,80 đô Úc lên tới 12 đô Úc mỗi cây, tức tăng hơn 300%. Một số chuỗi thức ăn nhanh như KFC thậm chí phải dùng bắp cải để thay thế rau diếp trong thực đơn.

Giá cả cao có phải là trạng thái bình thường mới?

Theo chuyên gia Kotz, giá lương thực có xu hướng phản ứng trong vòng một đến hai tháng sau mỗi sự kiện thời tiết cực đoan, với tác động rõ rệt nhất là các đợt hạn hán, nắng nóng và lũ lụt. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng các hiện tượng này đang ngày càng mạnh hơn, kéo dài hơn và xuất hiện thường xuyên hơn, đặc biệt dưới ảnh hưởng của El Niño trong giai đoạn 2023–2024.

Dù vậy, một số nhà phân tích như Andrew Stevenson từ Bloomberg Intelligence cho rằng, các cú sốc giá do thời tiết thường chỉ mang tính ngắn hạn, bởi giá cao sẽ kích thích sản xuất và đẩy giá quay trở lại mức ổn định. Tuy nhiên, với các mặt hàng yêu cầu điều kiện khí hậu hoặc diện tích đặc thù như cà phê và thịt bò, giá cả có thể neo ở mức cao trong thời gian dài. Từ năm 2020, hợp đồng tương lai của hai mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng, trong khi các loại cây trồng dễ canh tác hơn như ngô lại có xu hướng ổn định.

Ngoài ra, ông Stevenson cũng cảnh báo, các mức thuế mới do Mỹ áp đặt có thể khiến nông dân tại các quốc gia khác bị mắc kẹt giữa chi phí sản xuất tăng cao và khả năng tiếp cận thị trường bị hạn chế. Ví dụ, với mức thuế 50%, giá thịt bò có thể trở nên quá cao để tiêu thụ nội địa, nhưng vẫn không đủ lợi nhuận để xuất khẩu.

Biến đổi khí hậu đang khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt
Một trang trại rau bị ngập do nước sông Nepean dâng cao sau trận mưa xối xả ở phía tây Sydney, Úc, vào tháng 7/2022 (Ảnh: AFP)

Cần hành động trước khi quá muộn

Tác giả của nghiên cứu đã kêu gọi các chính phủ triển khai chính sách hỗ trợ người tiêu dùng đối phó với tình trạng “lạm phát khí hậu”. Về dài hạn, giải pháp cốt lõi vẫn là cắt giảm phát thải khí nhà kính, nhằm hạn chế mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Một số biện pháp khác như dự báo khí hậu sớm và đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp thích ứng, như hệ thống tưới tiêu thông minh cũng được đề xuất, dù đi kèm với những giới hạn về chi phí và tính hiệu quả.

Trong bối cảnh hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trở nên phổ biến, nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng không còn là câu hỏi “liệu” giá thực phẩm có bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, mà là “khi nào” và “mức độ tới đâu”.

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ
Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc
Tin bài khác
Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Khi hạn chót ngày 9/7 cận kề, các đối tác thương mại lớn của Mỹ đang đẩy nhanh đàm phán để tránh mức thuế đối ứng, trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ khả năng gia hạn cho một số quốc gia.