Thứ tư 23/07/2025 01:34
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đất hiếm – Khoáng sản chiến lược của Trung Quốc khiến thế giới “nín thở”

Trung Quốc không cần phải tuyên chiến để khiến cả thế giới phải dè chừng. Chỉ cần một lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm, Bắc Kinh đã nắm trong tay công cụ đủ sức làm tê liệt chuỗi sản xuất công nghiệp toàn cầu.

Thế giới "nín thở" vì chuỗi cung ứng đất hiếm

Là quốc gia chiếm thế thống trị trong chuỗi cung ứng khoáng sản chiến lược, Trung Quốc đang khiến các ngành công nghiệp chủ chốt trên toàn cầu rơi vào trạng thái cảnh báo đỏ. Kể từ tháng 4/2025, Bắc Kinh đã thắt chặt kiểm soát xuất khẩu hàng loạt nguyên liệu quan trọng, bao gồm hợp kim, nam châm vĩnh cửu và hỗn hợp đất hiếm - những vật liệu không thể thiếu trong sản xuất xe điện, thiết bị bán dẫn, quốc phòng và linh kiện hàng không.

Động thái này lập tức gây chấn động từ Tokyo đến Berlin và Washington. Các nhà sản xuất ô tô Đức mới đây lên tiếng cảnh báo, cho biết nếu không có giải pháp sớm, việc thiếu hụt nguồn cung có thể khiến dây chuyền sản xuất rơi vào đình trệ hoàn toàn ngay trong mùa hè. Tình cảnh tương tự đã được một nhà sản xuất xe điện Ấn Độ mô tả là “có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ hoạt động”.

Tình hình càng trở nên phức tạp khi giới quan sát cho rằng, Trung Quốc đang dùng thế mạnh trong lĩnh vực tài nguyên như một công cụ chiến lược trong cuộc đối đầu thương mại kéo dài với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Sau khi ông Trump áp mức thuế lên tới 145% với hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh phản pháo bằng biện pháp phi thuế quan, đánh thẳng vào nơi đau nhất: chuỗi cung ứng toàn cầu của các ngành công nghệ cao.

Căng thẳng Mỹ - Trung: Từ thuế quan đến "vũ khí tài nguyên"

Xuất khẩu đất hiếm vốn từng được vận hành trơn tru, nhưng nay lại bị đình trệ tại cảng Trung Quốc khi các đơn xin giấy phép vẫn đang chờ xử lý. Các doanh nghiệp, từ General Motors đến Volkswagen, đã gửi thư yêu cầu chính quyền Mỹ hành động khẩn cấp. Liên minh các hãng xe lớn cảnh báo rằng nếu không có nguồn cung ổn định các nguyên tố hiếm và nam châm, hàng loạt linh kiện thiết yếu như hộp số, động cơ điện, hệ thống lái, camera và cảm biến sẽ không thể được sản xuất.

Đất hiếm – Khoáng sản chiến lược của Trung Quốc khiến thế giới “nín thở”
Đất hiếm – Khoáng sản chiến lược của Trung Quốc khiến thế giới “nín thở”

Nhà Trắng cũng đang theo dõi sát sao tình hình. Phát ngôn viên Karoline Leavitt xác nhận rằng, việc Trung Quốc chưa nới lỏng lệnh kiểm soát có thể bị xem là vi phạm cam kết trong Thỏa thuận Geneva đạt được hồi giữa tháng 5/2025. Một cuộc điện đàm giữa ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình được kỳ vọng sẽ diễn ra trong tuần này, và tài nguyên chiến lược sẽ được coi là chủ đề ưu tiên hàng đầu.

Tại châu Á, Nhật Bản đã cử một phái đoàn doanh nghiệp sang Bắc Kinh để đàm phán trực tiếp với Bộ Thương mại Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang lên kế hoạch đưa lãnh đạo các hãng ô tô lớn tới Trung Quốc trong vòng hai đến ba tuần tới. Cùng lúc, các nhà ngoại giao châu Âu tổ chức nhiều cuộc gặp “khẩn cấp” với quan chức Trung Quốc để tìm cách tháo gỡ thế bế tắc.

Ông Frank Fannon - cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về tài nguyên năng lượng - nhận định, tình trạng hiện nay không gây bất ngờ với những ai đã theo dõi sát lĩnh vực này. Ông nhấn mạnh rằng, Mỹ đã bỏ lỡ thời điểm để xây dựng năng lực sản xuất trong nước. “Thời điểm lý tưởng để đầu tư vào lĩnh vực này là ngày hôm qua”, ông nói thẳng.

Tổn thương lan rộng, giải pháp chưa rõ ràng

Tác động từ quyết định của Trung Quốc đã vượt ra ngoài phạm vi ngành ô tô. Các nhà sản xuất quốc phòng, hàng không và bán dẫn cũng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu rà soát chuỗi cung ứng, tìm nguồn thay thế từ châu Phi, Australia và Mỹ Latin, nhưng đây là giải pháp tốn kém và mất thời gian.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở nguồn cung. Trung Quốc giữ vai trò không thể thay thế trong công đoạn tinh luyện đất hiếm - một việc vốn yêu cầu công nghệ, chi phí và kinh nghiệm tích lũy. Điều này dẫn đến việc chuyển đổi sang chuỗi cung ứng thay thế gần như là bất khả thi trong ngắn hạn.

Tại châu Âu, những lo ngại càng tăng cao trong bối cảnh khu vực này vẫn đang loay hoay xây dựng chiến lược tự chủ chuỗi cung ứng chiến lược. Dù Ủy ban châu Âu đã công bố nhiều sáng kiến đầu tư vào khai khoáng và chế biến, năng lực hiện tại vẫn chưa đủ để bù đắp lỗ hổng mà Trung Quốc để lại.

Như vậy, khi địa chính trị bước vào kỷ nguyên tài nguyên, những quốc gia từng ngự trị chuỗi cung ứng công nghệ giờ đây phải đối mặt với một thực tế mới: ai kiểm soát vật liệu đầu vào, người đó kiểm soát cuộc chơi.

Temu, Shein và bài toán giữa hai thị trường: Mỹ khó đi, EU không dễ vào Temu, Shein và bài toán giữa hai thị trường: Mỹ khó đi, EU không dễ vào
Bài học từ Thụy Sĩ: Đồng tiền mạnh không phải Bài học từ Thụy Sĩ: Đồng tiền mạnh không phải "kẻ thù" của ngành sản xuất
Liệu cuộc điện đàm Mỹ - Trung có thể tháo gỡ “nút thắt” căng thẳng? Liệu cuộc điện đàm Mỹ - Trung có thể tháo gỡ “nút thắt” căng thẳng?
Tin bài khác
Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Khi hạn chót ngày 9/7 cận kề, các đối tác thương mại lớn của Mỹ đang đẩy nhanh đàm phán để tránh mức thuế đối ứng, trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ khả năng gia hạn cho một số quốc gia.
Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và nguy cơ giảm phát ngày càng lớn, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đang kêu gọi đưa tiêu dùng hộ gia đình trở thành trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới.