Thứ ba 22/07/2025 17:16
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Châu Á mắc kẹt giữa khí đốt và thuế quan trong chiến lược ngoại giao LNG của Mỹ

Mỹ đang biến LNG thành công cụ mặc cả chiến lược trong chính sách thương mại, buộc các nước châu Á phải vừa tìm nguồn cung khí đốt, vừa tìm cách đối phó với vòng xoáy thuế quan từ Washington.

Khi năng lượng trở thành “con bài mặc cả” trong cuộc chơi thương mại

Sau cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu năm 2022, an ninh năng lượng một lần nữa trở thành tâm điểm của các căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, lần này áp lực không đến từ châu Âu hay Nga, mà từ chính Nhà Trắng, với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trở thành công cụ mặc cả chiến lược trong chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Châu Á mắc kẹt giữa khí đốt và thuế quan trong chiến lược ngoại giao LNG của Mỹ
Châu Á mắc kẹt giữa khí đốt và thuế quan trong chiến lược ngoại giao LNG của Mỹ

Trước thời hạn chót ngày 9/7, khi loạt thuế quan đối ứng mới dự kiến có hiệu lực, nhiều quốc gia châu Á vốn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu LNG, phải nhanh chóng cân nhắc những bước đi chiến lược để tránh rơi vào vòng xoáy áp lực từ Washington. Theo dữ liệu của Kpler (trích dẫn bởi Reuters), lượng LNG của Mỹ xuất khẩu sang châu Á đã đạt 1,86 triệu tấn trong tháng 5/2025, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng.

Vấn đề đặt ra không chỉ là nguồn cung mà là ai sẵn sàng trả giá cao hơn, không chỉ bằng tiền bạc mà bằng cả cam kết chính trị, để duy trì vị trí “đối tác ưa thích” trong mắt Nhà Trắng.

Ý tưởng dùng LNG như một đòn bẩy địa chính trị không phải là mới. Nó manh nha từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, với dự án Alaska LNG trị giá 44 tỷ USD được quảng bá là “cầu nối năng lượng chiến lược” tới châu Á. Song chi phí quá cao và hiệu quả tài chính không rõ ràng đã khiến các tập đoàn dầu khí lớn rút lui.

Tuy nhiên, ngay khi trở lại Nhà Trắng vào nhiệm kỳ thứ hai, ông Trump đã đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm Joe Biden, bằng cách dỡ bỏ lệnh tạm ngừng phê duyệt các dự án xuất khẩu LNG mới. Cánh cửa lại mở ra đối với những dự án đình trệ như Alaska LNG, nhưng dự án này vẫn chưa thể huy động đủ tài chính để triển khai.

Trong bối cảnh đó, Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu LNG nhiều thứ hai thế giới, đã phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho dự án Alaska như một phần trong nỗ lực tránh các mức thuế mới. Thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba dường như đang muốn “mua thời gian” cho ngành công nghiệp trong nước bằng cách đưa năng lượng vào bàn đàm phán.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc, vốn từng bị Mỹ áp thuế nặng lên ngành thép, đang âm thầm tăng cường nhập khẩu LNG Mỹ như một “động thái thân thiện”, còn Đài Loan có kế hoạch để LNG từ Mỹ chiếm tới 75% nhu cầu khí đốt vào năm 2028. Thậm chí, Ấn Độ cũng đang tích cực đàm phán với Washington để đưa LNG Mỹ vào chiến lược cung ứng dài hạn của mình.

Niềm tin thị trường lung lay khi thương mại bị chính trị hóa

Điều đáng lo ngại là đằng sau các thương vụ khí đốt, nền tảng trung lập và tin cậy (vốn là trụ cột trong giao thương năng lượng quốc tế) đang bắt đầu bị xói mòn. Mỹ đang tái sử dụng “bài cũ” khi gây áp lực thương mại thông qua thâm hụt cán cân, để buộc các nước nhượng bộ theo từng ngành cụ thể.

Trong khi đó, một số quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào các nguồn cung dễ bị chính trị hóa. Singapore gần đây đã thành lập đơn vị mua khí tập trung Singapore GasCo, nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và chống lại rủi ro từ những đứt gãy chuỗi cung ứng mang tính địa chính trị. Qatar (với chi phí sản xuất LNG cực thấp) và Canada (với các cảng xuất khẩu hướng ra Thái Bình Dương) đang nổi lên như những lựa chọn thay thế ổn định và “phi chính trị” hơn.

Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia, Petronas, mới đây cũng công bố kế hoạch đàm phán các hợp đồng dài hạn với những nhà cung cấp Bắc Mỹ như Commonwealth LNG (Louisiana), nhằm tăng cường hiện diện tại các thị trường tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Việt Nam. Dù không công khai lý do chính trị, động thái này phản ánh rõ ràng xu hướng tái cơ cấu chiến lược cung ứng.

Nhìn rộng hơn, vấn đề không chỉ xoay quanh LNG hay giá khí đốt. Đối với nhiều nước châu Á, bài học rút ra là sự cấp thiết của việc “miễn dịch hóa” các chuỗi cung ứng chiến lược khỏi bàn cờ chính trị. Trong một thế giới nơi tài nguyên, từ khoáng sản đất hiếm đến năng lượng, có thể bị biến thành công cụ mặc cả trong từng vòng đàm phán thương mại, việc giữ quyền kiểm soát nguồn cung đang trở thành ưu tiên số một.

Giá dầu tăng khi OPEC+ nâng sản lượng giữa căng thẳng địa chính trị Giá dầu tăng khi OPEC+ nâng sản lượng giữa căng thẳng địa chính trị
Đối tác thương mại của Mỹ rơi vào vòng bất định vì chính sách thuế quan Đối tác thương mại của Mỹ rơi vào vòng bất định vì chính sách thuế quan
Thuế quan khiến doanh nghiệp lớn toàn cầu thiệt hại hơn 34 tỷ USD Thuế quan khiến doanh nghiệp lớn toàn cầu thiệt hại hơn 34 tỷ USD
Tin bài khác
Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.