Thứ tư 16/07/2025 18:45
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đàm phán Mỹ - Trung đình trệ, lãnh đạo hai nước cần điện đàm trực tiếp

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung trong trạng thái đình trệ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình điện đàm trực tiếp để phá vỡ thế bế tắc.

Căng thẳng leo thang giữa tín hiệu đàm phán

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, tiến trình đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang trong trạng thái “đình trệ”; đồng thời kêu gọi một cuộc điện đàm cấp cao giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình để phá vỡ thế bế tắc, và hướng tới một thỏa thuận thương mại toàn diện.

Cụ thể, Bộ trưởng Bessent chia sẻ với Fox News hôm thứ Năm (29/5): “Tôi phải nói rằng đàm phán hiện tại đang có phần chững lại”. Ông là một trong những nhà đàm phán chủ chốt của Mỹ và vừa trở về từ Thụy Sĩ sau cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc, nơi hai bên đã đạt được bước tiến quan trọng khi nhất trí rút lại một phần các mức thuế trừng phạt lên tới hơn 100%.

Đàm phán Mỹ - Trung đình trệ, lãnh đạo hai nước cần điện đàm trực tiếp
Đàm phán Mỹ - Trung đình trệ, lãnh đạo hai nước cần điện đàm trực tiếp

Dù kỳ vọng sẽ có thêm vòng đàm phán mới trong “vài tuần tới”, ông Bessent cho rằng chỉ có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo hai nước mới đủ sức tháo gỡ các điểm nghẽn hiện nay. “Với tầm quan trọng và sự phức tạp của các cuộc thảo luận, tôi nghĩ hai nhà lãnh đạo cần trực tiếp lên tiếng và trao đổi với nhau”, ông nhấn mạnh.

Lần gần nhất hai nguyên thủ nói chuyện là vào tháng 1/2025, ngay trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai của ông Trump. Tổng thống Mỹ từng nói ông sẽ gọi cho Chủ tịch Tập “có thể vào cuối tuần”, sau hội nghị Geneva hồi giữa tháng 5, nhưng cuộc gọi này đến nay vẫn chưa diễn ra.

Đàm phán Mỹ - Trung đình trệ, lãnh đạo hai nước cần điện đàm trực tiếp
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent

Trong khi tiến trình đàm phán đang bấp bênh, quan hệ song phương lại tiếp tục nóng lên. Chính quyền Tổng thống Donald Trump tuần này tuyên bố sẽ thu hồi một số thị thực của sinh viên Trung Quốc, động thái bị Bắc Kinh chỉ trích là “phân biệt đối xử”.

Bên cạnh đó, Washington cũng siết chặt kiểm soát đối với xuất khẩu phần mềm thiết kế chip và một số linh kiện động cơ phản lực sang Trung Quốc. Trước đó không lâu, Mỹ đã tìm cách ngăn Huawei bán các chip AI tiên tiến trên toàn cầu, khiến Trung Quốc phản ứng gay gắt.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết một số thỏa thuận thương mại lớn giữa Mỹ với các đối tác khác đang ở giai đoạn đàm phán cuối cùng. Ông dự kiến sẽ gặp phái đoàn Nhật Bản tại Washington vào thứ Sáu (30/5) để tiếp tục bàn bạc, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang tận dụng 90 ngày "tạm hoãn áp thuế" để xúc tiến đàm phán song phương với các đối tác thương mại.

Ông Bessent nói: “Tôi chưa thấy có sự thay đổi rõ rệt trong thái độ từ các đối tác thương mại kể từ sau các phán quyết gần đây. Họ vẫn đang làm việc nghiêm túc với thiện chí để hoàn tất các thỏa thuận trước thời hạn 90 ngày kết thúc”.

Phán quyết pháp lý vẫn là ẩn số lớn

Các bình luận của Bộ trưởng Bessent được đưa ra trong bối cảnh một loạt phán quyết pháp lý đang đe dọa phá hỏng nền tảng chính sách thương mại của ông Donald Trump. Tòa án Thương mại Quốc tế hôm thứ Tư (28/5) đã tuyên bố phần lớn các mức thuế đối ứng mà Tổng thống áp đặt là vi hiến, yêu cầu hủy bỏ ngay lập tức.

Tuy nhiên, Tòa phúc thẩm Liên bang tại Washington hôm thứ Năm (29/5) đã ra lệnh tạm đình chỉ phán quyết trên, cho phép các mức thuế vẫn được duy trì trong lúc chờ kháng cáo. Nhà Trắng đã hoan nghênh quyết định này, đồng thời khẳng định sẽ theo đuổi vụ việc đến cùng, kể cả tại Tòa án Tối cao.

Phán quyết ban đầu có thể khiến mức thuế trung bình của Mỹ giảm còn 6%, so với mức hiện tại khoảng 15% sau khi ông Trump tạm thời giảm thuế với hàng hóa Trung Quốc hồi đầu tháng. Giới phân tích cho rằng, quá trình kháng cáo có thể kéo dài, khiến không chỉ thị trường mà cả các đối tác thương mại của Mỹ phải tiếp tục sống chung với sự bất định.

Thuế quan giữ nguyên khi tòa Phúc thẩm Mỹ ra phán quyết có lợi cho ông Trump Thuế quan giữ nguyên khi tòa Phúc thẩm Mỹ ra phán quyết có lợi cho ông Trump
Thuế quan khiến doanh nghiệp lớn toàn cầu thiệt hại hơn 34 tỷ USD Thuế quan khiến doanh nghiệp lớn toàn cầu thiệt hại hơn 34 tỷ USD
Trợ lý mua sắm AI: Cuộc cách mạng mới trong thương mại điện tử Trợ lý mua sắm AI: Cuộc cách mạng mới trong thương mại điện tử
Tin bài khác
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và nguy cơ giảm phát ngày càng lớn, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đang kêu gọi đưa tiêu dùng hộ gia đình trở thành trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới.
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Thuế quan tăng mạnh đã giúp Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD trong tháng 5/2025, hỗ trợ ngân sách quốc gia giữa lúc thâm hụt ngày càng trầm trọng.
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.