Thứ năm 24/07/2025 04:09
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

GDP Trung Quốc bất ngờ tăng vượt kỳ vọng bất chấp lo ngại về thuế

GDP Trung Quốc quý I/2025 đã tăng trưởng 5,4%, vượt kỳ vọng của giới phân tích, trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung không có dấu hiệu hạ nhiệt và lo ngại suy thoái toàn cầu lan rộng.
GDP Trung Quốc bất ngờ tăng vượt kỳ vọng bất chấp lo ngại về thuế
GDP Trung Quốc bất ngờ tăng vượt kỳ vọng bất chấp lo ngại về thuế.

Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với mức 5,4% trong quý I/2025, vượt kỳ vọng của giới quan sát, duy trì đà phục hồi mạnh mẽ bất chấp các mối lo ngại về thuế quan từ Mỹ khiến nhiều ngân hàng đầu tư lớn hạ dự báo tăng trưởng cả năm của nước này.

Cụ thể, theo khảo sát của Reuters, tăng trưởng GDP quý I/2025 của Trung Quốc vượt xa mức dự báo 5,1% so với cùng kỳ năm trước, tiếp nối xu hướng phục hồi bắt đầu từ cuối năm 2024 nhờ vào hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế của chính quyền Bắc Kinh.

Sản xuất và tiêu dùng phục hồi mạnh, đầu tư hạ tầng tăng tốc

Đáng chú ý, doanh số bán lẻ trong tháng 3 đã tăng 5,9% so với cùng kỳ, theo số liệu công bố hôm thứ Tư (16/4) của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, vượt xa mức kỳ vọng 4,2% của giới phân tích. Sản lượng công nghiệp cũng tăng mạnh 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn đáng kể so với mức dự báo trung vị 5,8%.

Đầu tư tài sản cố định trong quý I tăng 4,2%, nhỉnh hơn mức dự báo 4,1% từ khảo sát của Reuters. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản tiếp tục là lực cản lớn đối với Bắc Kinh khi giảm 9,9% so với cùng kỳ tính đến cuối tháng 3. Trong khi đó, đầu tư vào hạ tầng và sản xuất lại cho thấy tín hiệu khởi sắc.

Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm xuống còn 5,2% trong tháng 3, sau khi chạm mức cao trong hai năm là 5,4% vào tháng 2.

Cục Thống kê Quốc gia nhận định nền kinh tế Trung Quốc đã "khởi đầu tốt và ổn định", đồng thời nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của đổi mới sáng tạo, đặc biệt khi startup DeepSeek của Trung Quốc công bố đột phá về trí tuệ nhân tạo, có khả năng cạnh tranh với công nghệ của OpenAI của Mỹ hồi tháng 1.

Tuy nhiên, cơ quan này cũng cảnh báo rằng "môi trường bên ngoài ngày càng trở nên phức tạp và nghiêm trọng" và nhu cầu nội địa vẫn chưa đủ mạnh.

Nguy cơ từ chiến tranh thương mại

Dù dữ liệu tháng 3 khá tích cực, chuyên gia kinh tế trưởng Zhiwei Zhang của Pinpoint Asset Management cảnh báo rằng “tác động của chiến tranh thương mại sẽ phản ánh rõ hơn trong các số liệu vĩ mô tháng tới”, khi các chỉ số tần suất cao cho thấy xuất khẩu đang giảm mạnh.

Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng cả năm là "khoảng 5%", song nhiều chuyên gia nhận định mục tiêu này sẽ khó đạt được trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang và tiêu dùng nội địa vẫn ảm đạm.

“Chúng ta cần thực thi các chính sách vĩ mô chủ động và hiệu quả hơn, mở rộng và củng cố nền kinh tế trong nước… và tích cực ứng phó với các bất ổn từ môi trường bên ngoài”, Cục Thống kê Quốc gia tuyên bố trong bản tin tiếng Anh.

Cuộc chiến thuế quan đối ứng với Mỹ đã khiến tổng mức thuế mà Washington áp lên hàng hóa Trung Quốc tăng lên 145%, trong khi nước này cũng đáp trả bằng cách nâng thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 125%. Mức thuế cao như vậy dự kiến sẽ ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu và làm giảm đáng kể tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay.

Theo nhóm chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley, “tăng trưởng nhiều khả năng sẽ suy giảm nhanh chóng từ quý II” do khó có khả năng xảy ra đàm phán song phương trong ngắn hạn nhằm giải quyết mức tăng thuế 125%.

Hôm thứ Ba (15/4), UBS Group đã đưa ra dự báo bi quan nhất trong số các ngân hàng lớn, cho rằng nền kinh tế Trung Quốc chỉ có thể tăng trưởng 3,4% trong năm 2025 do thuế quan của Mỹ kìm hãm xuất khẩu. Ngân hàng này dự báo xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ sẽ giảm tới hai phần ba trong các quý tới, và tổng xuất khẩu tính theo USD sẽ giảm 10% trong năm nay.

Sức ép ngày càng lớn đang đè nặng lên giới chức Trung Quốc trong việc tung ra các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn, nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và thị trường bất động sản, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư.

Nhà kinh tế trưởng Trung Quốc của Morgan Stanley, ông Robin Xing, dự báo Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh các biện pháp nới lỏng tiền tệ trong quý II, bao gồm việc cắt giảm 50 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và giảm 15 điểm cơ bản lãi suất điều hành.

Chính phủ Trung Quốc cũng được kỳ vọng sẽ tăng tốc phát hành và giải ngân trái phiếu xây dựng địa phương, mở rộng chương trình đổi mới hàng tiêu dùng với phạm vi rộng hơn và trợ cấp lớn hơn, đồng thời thúc đẩy chính quyền địa phương giải phóng hàng tồn kho bất động sản.

Ông Xing cho rằng Trung Quốc cũng có thể tung thêm gói kích thích tài khóa trị giá 1 – 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ trong nửa cuối năm để phần nào bù đắp cú sốc từ thuế quan.

Tin bài khác
Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ còn 1% trong năm 2025, đồng thời nhận định lạm phát lõi duy trì trên 3% do tác động từ thuế nhập khẩu tăng cao dưới thời Tổng thống Trump.
Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Tổng thống Trump tuyên bố đã đạt thỏa thuận “khổng lồ” với Nhật Bản, với mức thuế 15% cho hàng nhập khẩu vào Mỹ - cho thấy Washington vẫn theo đuổi chính sách thương mại cứng rắn ngay cả với đồng minh thân cận.
Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.