Thứ bảy 19/04/2025 15:16
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc muốn thiết lập lại quan hệ với EU khi chiến tranh thương mại leo thang

18/04/2025 13:58
Trung Quốc tìm cách tái thiết lập quan hệ thương mại với EU, trong lúc đối đầu thương mại với Mỹ ngày càng gay gắt, nhưng vấp phải sự dè dặt từ châu Âu vì lo ngại mất cân đối và cạnh tranh công nghiệp.
Trung Quốc muốn thiết lập lại quan hệ với EU khi chiến tranh thương mại leo thang
Trung Quốc muốn thiết lập lại quan hệ với EU khi chiến tranh thương mại leo thang.

Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump áp thuế mạnh tay lên hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh đang chủ động tìm kiếm cơ hội tái thiết lập quan hệ thương mại với Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, châu Âu vẫn tỏ ra thận trọng trước nguy cơ trở thành điểm đến thay thế cho hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ từ chối.

Theo đó, các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc đang gia tăng tiếp xúc với EU, hy vọng củng cố mối quan hệ với khối kinh tế lớn nhất thế giới nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, khi các mức thuế mới từ Mỹ khiến thương mại song phương bị đe dọa nghiêm trọng. Trong những tuần gần đây, các phái đoàn thương mại Trung Quốc đã đến nhiều thủ đô tại châu Âu, đồng thời các nhà máy Trung Quốc cũng tìm cách chuyển hướng hàng hóa sang thị trường châu lục này.

Từ ngày thứ Tư (16/4), Trung Quốc đã phải chịu mức thuế “không tưởng” 250% từ Mỹ, trong khi Bắc Kinh cũng đáp trả bằng thuế 125%. EU cũng không nằm ngoài “cuộc chiến thuế quan” khi bị Mỹ áp thuế 10%, có khả năng tăng lên 20% nếu không đạt được thỏa thuận thương mại.

Mặc dù các nhà lãnh đạo châu Âu, như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, thể hiện mong muốn hợp tác để mang lại “ổn định và khả năng dự đoán” cho kinh tế toàn cầu, một mối quan hệ mới với Trung Quốc vẫn vấp phải nhiều rào cản.

Bắc Kinh chủ động tiếp cận, châu Âu vẫn giữ khoảng cách

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây nhấn mạnh với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez rằng, Bắc Kinh và EU nên “cùng nhau chống lại sự bắt nạt đơn phương”. Các động thái này phản ánh chiến lược rõ ràng của Trung Quốc trong việc tìm đối tác thương mại thay thế Mỹ. Cùng lúc đó, bà von der Leyen – người từng kêu gọi “giảm phụ thuộc vào Trung Quốc” – cũng dịu giọng, kêu gọi hợp tác vì sự ổn định toàn cầu.

Theo chuyên gia François Chimits từ Viện Mercator, cả EU và Trung Quốc đều đang cần những thị trường thay thế và sự ổn định thương mại, đặc biệt là khi đàm phán với Mỹ rơi vào bế tắc. Việc hợp tác song phương cũng có thể giúp hai bên gia tăng ảnh hưởng trong các cuộc đối thoại toàn cầu.

Trung Quốc đã cử các đoàn xúc tiến thương mại đến Stockholm, Budapest, Oslo và Hanover nhằm khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế đang đối mặt với tiêu dùng nội địa yếu. Một số doanh nghiệp Trung Quốc như Petpal, nhà sản xuất thực phẩm thú cưng lớn, xác nhận đang chuyển trọng tâm sang thị trường châu Âu.

Nhu cầu về mặt bằng nhà xưởng tại châu Âu từ các công ty Trung Quốc đang tăng nhanh, theo ông Jaromir Cernik, nhà đầu tư bất động sản công nghiệp tại CTP. Ông cho rằng thuế quan của Mỹ sẽ thúc đẩy làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng toàn cầu.

Tuy nhiên, sự hoài nghi từ châu Âu vẫn hiện hữu. Một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc cho thấy hơn 25% doanh nghiệp châu Âu bi quan về triển vọng tăng trưởng tại Trung Quốc, và 44% lo ngại về khả năng sinh lời. Mức tiêu dùng yếu tại Trung Quốc cũng đang tạo áp lực giảm phát, khiến nước này kém hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài.

Trung Quốc muốn thiết lập lại quan hệ với EU khi chiến tranh thương mại leo thang
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez (trái) gặp gỡ tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Bất đồng địa chính trị, cạnh tranh công nghiệp cản trở hòa giải

Bên cạnh thách thức kinh tế, quan hệ EU – Trung Quốc còn vấp phải mâu thuẫn địa chính trị. EU chỉ trích Trung Quốc vì đứng về phía Nga trong cuộc chiến tại Ukraine. Bỉ hiện cũng đang điều tra Huawei với cáo buộc hối lộ các nghị sĩ châu Âu, điều mà tập đoàn viễn thông Trung Quốc phủ nhận.

Thêm vào đó, Trung Quốc đã từ chối tham dự hội nghị kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ song phương, buộc Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa và bà von der Leyen phải sang Bắc Kinh vào tháng 7 – thay vì tổ chức cuộc gặp ở Brussels như dự kiến. Động thái này bị xem là dấu hiệu “thiếu tôn trọng” về mặt ngoại giao, đặc biệt khi ông Tập Cận Bình xác nhận sẽ tham dự lễ duyệt binh tại Moscow vào dịp kỷ niệm chiến thắng Thế chiến II.

Số liệu thương mại cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc sang EU trong năm qua cao gấp đôi lượng hàng hóa nhập từ châu Âu. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc Bắc Kinh đang sử dụng năng lực công nghiệp dư thừa để “lấn át” thị trường châu Âu bằng hàng hóa giá rẻ.

Bà von der Leyen từng thẳng thắn cho rằng một số quốc gia đang “lợi dụng các quy tắc thương mại hiện hành”. EU đã mở nhiều cuộc điều tra thương mại với hàng hóa Trung Quốc như xe điện và ván ép, một số dẫn đến mức thuế hơn 100%. Đáp lại, Bắc Kinh cũng điều tra thịt lợn, rượu cognac và sản phẩm sữa nhập khẩu từ châu Âu.

Chuyên gia Noah Barkin từ Rhodium Group nhận định quan hệ EU – Trung Quốc đang “lao dốc” vì mất cân đối thương mại, hậu thuẫn Nga và gia tăng tấn công mạng. Tuy nhiên, nếu đàm phán với Mỹ thất bại, EU có thể buộc phải chọn giải pháp “ít tệ hơn” là thỏa hiệp với Trung Quốc để tránh rơi vào thế chiến tranh thương mại hai mặt trận.

Một số tập đoàn Đức có hoạt động lớn tại Trung Quốc cũng đang vận động Berlin tích cực bảo vệ lợi ích doanh nghiệp tại thị trường này. Một tài liệu chính sách nội bộ được lan truyền gần đây kêu gọi chính phủ Đức đóng vai trò “chủ động hơn” trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Chỉ số vận tải hàng hóa Ningbo cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thương mại khi giá cước từ Trung Quốc đến bờ Tây nước Mỹ đã giảm 18% trong tuần kết thúc vào ngày 11/4, trong khi giá vận chuyển đến Địa Trung Hải tăng 15%.

Ông Zhang Yansheng, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô Trung Quốc, cho rằng năm ngoái đã tồn tại “hiểu lầm lớn” giữa Bắc Kinh và Brussels. Ông thừa nhận Trung Quốc từng “phô trương sức mạnh quá mức” và kêu gọi hai bên “cần hiểu lại nhau từ đầu”.

Tin bài khác
Tổng thống Donald Trump gia tăng áp lực, liệu Fed có sớm hạ lãi suất ?

Tổng thống Donald Trump gia tăng áp lực, liệu Fed có sớm hạ lãi suất ?

Tổng thống Donald Trump gia tăng sức ép đòi Fed hạ lãi suất, thậm chí công khai đe dọa sa thải Chủ tịch Jerome Powell, giữa lúc lạm phát leo thang vì những chính sách thuế quan mới.
Ông Donald Trump và 5 thành viên nội các lọt top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

Ông Donald Trump và 5 thành viên nội các lọt top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

Việc ông Donald Trump có mặt trong danh sách này lần thứ 7 phản ánh ảnh hưởng ngày càng lớn và không thể bỏ qua của ông trên chính trường và toàn cầu.
Chính sách thuế của ông Trump đang đe dọa mục tiêu kép của Fed

Chính sách thuế của ông Trump đang đe dọa mục tiêu kép của Fed

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thể đẩy lạm phát tăng cao và cản trở mục tiêu ổn định việc làm của Fed.
WTO cảnh báo: Thương mại toàn cầu đối mặt với suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ đại dịch

WTO cảnh báo: Thương mại toàn cầu đối mặt với suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ đại dịch

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa đưa ra cảnh báo rằng thương mại toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch Covid-19.
Ông Donald Trump công bố áp thuế 245% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Ông Donald Trump công bố áp thuế 245% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Sắc lệnh mới này tiếp nối loạt hành động kiên quyết trước đó của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm nhằm cân bằng cán cân thương mại.
Tổng thống Donald Trump muốn “hạ nhiệt” căng thẳng thương mại, nhưng vẫn cứng rắn với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump muốn “hạ nhiệt” căng thẳng thương mại, nhưng vẫn cứng rắn với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump vừa đưa ra động thái muốn “hạ nhiệt” căng thẳng thương mại với Trung Quốc, nhưng vẫn giữ lập trường cứng rắn khi cho rằng Bắc Kinh phải là bên chủ động mở đầu đàm phán.
GDP Trung Quốc bất ngờ tăng vượt kỳ vọng bất chấp lo ngại về thuế

GDP Trung Quốc bất ngờ tăng vượt kỳ vọng bất chấp lo ngại về thuế

GDP Trung Quốc quý I/2025 đã tăng trưởng 5,4%, vượt kỳ vọng của giới phân tích, trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung không có dấu hiệu hạ nhiệt và lo ngại suy thoái toàn cầu lan rộng.
Mỹ mở các cuộc điều tra hướng tới áp thuế bán dẫn và dược phẩm

Mỹ mở các cuộc điều tra hướng tới áp thuế bán dẫn và dược phẩm

Mỹ khởi động điều tra an ninh quốc gia đối với chip bán dẫn và dược phẩm, mở đường cho việc áp thuế riêng với hai lĩnh vực này, bất chấp các động thái hoãn thuế gần đây từ Tổng thống Donald Trump.
Bất động sản London chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến thương mại

Bất động sản London chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến thương mại

Bất động sản London lao dốc vì chiến tranh thương mại Mỹ: giá nhà chỉ tăng 0,5%, thấp nhất toàn nước Anh, các khu vực cao cấp chịu ảnh hưởng nặng từ biến động toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump cảnh báo miễn thuế công nghệ Mỹ chỉ là tạm thời

Tổng thống Donald Trump cảnh báo miễn thuế công nghệ Mỹ chỉ là tạm thời

Tổng thống Donald Trump cảnh báo việc miễn thuế công nghệ Mỹ chỉ là tạm thời, Apple, Nvidia có thể bị đánh thuế trở lại. Phố Wall vẫn trong tình trạng bất ổn trước những quyết định thuế quan của Washington.
“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu

“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu

Cuộc chiến thương mại với “vũ khí” thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang trong tuần qua, dù Tổng thống Donald Trump tạm hoãn thuế với nhiều nước, làm dấy lên lo ngại suy thoái toàn cầu lan rộng.
Tổng thống Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ mức thuế cơ bản 10%

Tổng thống Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ mức thuế cơ bản 10%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hé lộ khả năng miễn trừ một số đối tác khỏi mức thuế 10%, nhưng khẳng định đây là “mức sàn” trong đàm phán – khiến bất ổn thương mại tiếp tục phủ bóng thị trường.
Căng thẳng thương mại: Trung Quốc “đáp trả” bằng mức thuế 125% với Mỹ

Căng thẳng thương mại: Trung Quốc “đáp trả” bằng mức thuế 125% với Mỹ

Trung Quốc tuyên bố áp thuế 125% với hàng hóa Mỹ từ ngày 12/4, đáp trả chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump, làm leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung trong bối cảnh đàm phán bế tắc.
Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Chỉ chưa đầy 1 ngày sau khi chính thức áp thuế đối ứng, Mỹ tuyên bố hoãn 90 ngày với nhiều nước, nhưng tăng thuế lên 125% với Trung Quốc, giúp thị trường tài chính toàn cầu phục hồi mạnh mẽ.
Dược phẩm - Mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump

Dược phẩm - Mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ sớm công bố biện pháp áp thuế “lớn” đối với dược phẩm nhập khẩu, làm gia tăng căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương và khiến chuỗi cung ứng toàn cầu ngành dược đảo lộn.