Tổng công ty Điện lực-TKV lớn mạnh trên nền than

00:00 12/10/2020

(DNHN): Sau khi Tổng Công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn TKV) được thành lập (1994), Tổng Công ty đã chủ trương phát triển ngành công nghiệp điện trên nền sản xuất than để tạo đầu ra cho than chất lượng thấp, chủ động bảo vệ môi trường,  góp phần đảm bảo an ninh năng lượng điện Quốc gia; góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, vùng sâu, vùng xa… Đến nay, Tập đoàn TKV có Tổng Công ty Điện lực-TKV, quản lý vận hành 6 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 1.580MW và Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 5 có công suất 150MW; Đồng thời đang triển khai hàng loạt các dự án xây dựng nhà máy điện. Điều đặc biệt là, các nhà máy nhiệt điện của TKV đều áp dụng công nghệ tầng sôi tuần hoàn - công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

tong-cong-ty-dien-luc-tkv-lon-manh-tren-nen-than Ngành điện TKV làm hồi sinh mỏ than có nguy cơ bị đóng cửa … Đó là Mỏ than Na Dương. Mỏ này nằm trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Đây là mỏ than nâu, hàm lượng lưu huỳnh trong than rất cao, khi cháy thành ngọn lửa dài, phát sinh khí độc hại, không thể sử dụng trong đốt vôi, đốt gạch, đun nấu. UBND tỉnh Lạng Sơn đã có chỉ thị nghiêm cấm sử dụng than Na Dương trong dân dụng. Với đặc tính đó, than Na Dương chỉ dùng cho các nhà máy xi măng lò quay như Nhà máy Xi măng Hải Phòng, Xi măng Bỉm Sơn và ngành Đường sắt. Đến khi các nhà máy xi măng và ngành Đường sắt đổi mới công nghệ, không sử dụng than Na Dương nữa, buộc mỏ Na Dương phải “teo” lại, có nguy cơ phải đóng cửa. Vậy là, cả nghìn công nhân Mỏ than Na Dương bỗng nhiên không có việc làm. Trong đó, hàng trăm gia đình gồm mấy thế hệ gắn bó với mảnh đất Na Dương gặp đận này trở nên điêu đứng. Cùng thời điểm mà công nhân Mỏ Na Dương gặp điêu đứng (vào những năm 1988 - 1993), đời sống công nhân Mỏ than Khánh Hòa, Núi Hồng (Thái Nguyên) cũng sa sút nghiêm trọng. Bởi, chất lượng than ở đây thấp, chỉ cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn (cũ) và các lò gạch, lò vôi trong vùng. Nhưng đến khi Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn ngừng hoạt động (năm 1988), sản lượng tiêu thụ than Khánh Hòa và cả Mỏ than Núi Hồng sụt giảm; có tháng, Mỏ than Khánh Hòa phải trả lương cho công nhân bằng… than! Như đã nêu trên, sau khi thành lập, Tổng Công ty Than Việt Nam đã lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Na Dương, để tiêu thụ than nâu Na Dương, cứu hàng nghìn công nhân Na Dương đang thất nghiệp. Cùng thời điểm, Than Việt Nam mua lại “xác” Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn cũ (xây dựng từ năm 1959, dừng phát điện năm 1988) để xây dựng mới Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn, nhằm tiêu thụ than xấu của mỏ Khánh Hòa và Mỏ Núi Hồng. Chủ trương nàyi bị nhiều ý kiến phản đối, cho rằng, ngành Than chỉ biết làm than, không nên “lấn sân”. Tuy vậy, cuối cùng, Dự án đầu tư xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện Na Dương và Cao Ngạn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, mỗi nhà máy gồm 2 tổ máy phát điện, công suất mỗi nhà máy 110 “mê” (mê ga oát); tổng mức đầu tư gần 2 nghìn tỷ đồng/một nhà máy. Sau hơn 3 năm xây dựng, hai nhà máy nhiệt trên đã đi vào hoạt động và chạy ổn định, hết công suất. Sau thành công của nhà máy nhiệt điện Na Dương và Cao Ngạn, Tập đoàn TKV xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện đốt bằng than xấu theo công nghệ tầng sôi tuần hoàn như Nhiệt điện Sơn Động (Bắc Giang), Cẩm Phả, Mạo Khê (Quảng Ninh), Nông Sơn (Quảng Nam) v.v. “Than làm điện mát tay” Đó là đánh giá của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, tại Hội nghị Tổng kết của Tập đoàn TKV (ông Hoàng Trung Hải nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội). Thật vậy, sự “mát tay” của TKV làm điện đó là việc xây dựng các nhà máy điện nhanh; công nghệ hiện đại và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Trong đó, điển hình gần đây nhất là Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê. So với các nhà máy nhiệt điện hiện có, Nhiệt điện Mạo Khê là nhà máy có nhiều cái nhất: công nghệ tiết kiệm nhất, công suất nồi hơi lớn nhất và đặc biệt tiến độ xây dựng nhanh nhất. Nhà máy đi vào hoạt động trước 3,5 tháng so với tiến độ kế hoạch. Sự “mát tay” nữa  của ngành Điện TKV, đó là, các nhà máy nhiệt điện do TKV xây dựng đều áp dụng công nghệ tầng sôi tuần hoàn. Đây là công nghệ mới, lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam. Đặc điểm của công nghệ này là không kén nguyên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Và bây giờ, TKV đứng hàng đầu cả nước về kinh nghiệm xây dựng nhà máy Nhiệt điện bằng công nghệ tiên tiến này. Lớn mạnh trên nền than Tổng công ty Điện lực - TKV được thành lập ngày 21/10/2009. Khi thành lập,Tổng Công ty có 2 nhà máy đang hoạt động là Na Dương (110MW), Cao Ngạn (110MW) và 5 dự án đang triển khai: Cẩm Phả 1&2 (670MW), Sơn Động (220MW), Đông Triều (440MW), Nông Sơn (30MW), Đồng Nai 5 (150MW). Đến nay, Điện lực TKV đã có 6 nhà máy nhiệt điện hoạt động với tổng công suất 1.550MW. Đó là: Na Dương, Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả 1 & 2, Đông Triều, Nông Sơn và Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 5, công suất 150 MW. Các nhà máy nhiệt điện của Tổng Công ty vận hành an toàn, hiệu quả.

tong-cong-ty-dien-luc-tkv-lon-manh-tren-nen-than-2 Năm 2016, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty vẫn phấn đấu hoàn thành kế hoạch với tổng sản lượng điện trên 9 triệu kwh; doanh thu sản xuất điện gần 12 nghìn tỷ đồng……. Ngoài quản lí, vận hành an toàn, hiệu quả các nhà máy điện đang hoạt động, Tổng Công ty còn đầu tư xây dựng các dự án điện: Na Dương 2, Cẩm Phả 3, Quỳnh Lập 1, Hải Phòng 3. Dự kiến, đến năm 2025, Tổng Công ty Điện lực -TKV sẽ chiếm trên 10% tổng công suất Toàn quốc. PV. DNHN