Singapore điều chỉnh tăng trưởng GDP quý 1 lên 1,3% do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh

10:56 25/05/2021

Được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, việc quay trở lại đà tăng trưởng trong quý đầu tiên đã làm dấy lên hy vọng về đà phục hồi kinh tế trong năm 2021.

Singapore đã điều chỉnh tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 1 lên 1,3% từ kết quả sơ bộ là 0,2%, do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh.

Chính phủ hôm nay (25/5) cũng duy trì triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm nay, ở mức 4% đến 6%, ngay cả khi các trường hợp nhiễm Covi-19 gia tăng trong và ngoài nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Singapore điều chỉnh tăng trưởng GDP quý 1 lên 1,3% do nhu cầu xuất khẩu
Singapore điều chỉnh tăng trưởng GDP quý 1 lên 1,3% do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh. 

Trong dữ liệu, lĩnh vực sản xuất đã tăng 10,7% so với một năm trước đó. Xuất khẩu nội địa của nước này tăng 9,7%.

Được thúc đẩy bởi nhu cầu ổn định trong lĩnh vực sản xuất, việc quay trở lại đà tăng trưởng trong quý đầu tiên đã làm dấy lên hy vọng về sự phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm 5,4% của năm ngoái - thành tích tồi tệ nhất của thành phố kể từ 1965.

Bình luận về triển vọng kinh tế, Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết, trong tuyên bố hôm thứ nay rằng "nền kinh tế nói chung vẫn sẽ phục hồi trong năm nay song song với sự phục hồi kinh tế toàn cầu và tiến bộ hơn nữa trong chương trình tiêm chủng trong nước". Bộ cũng nhấn mạnh rằng, thương mại các ngành sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu từ các nước bên ngoài.

Bộ cho biết: "Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất dự kiến ​​sẽ mở rộng mạnh mẽ hơn so với dự kiến ​​trước đó do nhu cầu bán dẫn mạnh mẽ từ thị trường 5G và ô tô".

Một lĩnh vực bị ảnh hưởng là xây dựng, chiếm khoảng 3% tổng GDP của Singapore và đã gặp khó khăn kể từ năm ngoái. Ngành công nghiệp này chủ yếu dựa vào lao động nhập cư từ các nước Nam Á, nhưng do sự bùng phát dịch ở Ấn Độ, Singapore từ tháng trước đã ban hành các lệnh cấm nhập ảnh đối với tất cả khách từ Ấn Độ. Các hạn chế kể từ đó đã được mở rộng đối với khách đến từ Bangladesh và các quốc gia Nam Á khác.

"Sự thiếu hụt nhân lực, cùng với yêu cầu tuân thủ các biện pháp quản lý an toàn, sẽ cản trở đáng kể sự phục hồi của ngành", Bộ cho biết.

Ngoài ra, kể từ cuối tháng 4, các ca nhiễm đã gia tăng do ổ dịch xuất hiện tại sân bay Changi cũng như bệnh viện đa khoa. Điều này dẫn đến các quy định khó khăn hơn vào giữa tháng 5, yêu cầu các nhà hàng chỉ cung cấp đồ ăn mang đi và giao hàng tận nơi. Người dân đã được kêu gọi giảm thiểu các chuyến đi chơi không cần thiết, gây tổn hại cho các nhà bán lẻ.

Một bong bóng du lịch với Hồng Kông, dự kiến ​​bắt đầu vào thứ Tư, đã bị hoãn lại. Và hai sự kiện quốc tế lớn mà Singapore đăng cai - đối thoại an ninh Shangri-La vào tháng 6 và cuộc họp thường niên đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 8 đã bị hủy bỏ. Cả ba đợt hoãn này đều gây tổn hại đến du lịch trong nước.

Mặc dù vậy, tác động kinh tế từ các hạn chế đang diễn ra dường như sẽ ít nghiêm trọng hơn năm ngoái, nhờ nhu cầu xuất khẩu ổn định cũng như nguồn cung vắc xin đầy hứa hẹn.

Theo Bộ Y tế nước này cho biết, khoảng 1,4 triệu người, tức một phần tư tổng dân số, đã được tiêm chủng đầy đủ tính đến ngày 17 tháng 5. Kế hoạch của nước này là tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna cho tất cả các cư dân đủ điều kiện vào cuối năm nay. Singapore cũng đã điều chỉnh chiến lược tiêm chủng vào tuần trước, kéo dài khoảng cách giữa hai liều lên sáu đến tám tuần, thay vì ba đến bốn tuần. 

Phân tích của Moody - một công ty con của Tập đoàn Moody đã viết trong một ghi chú gần đây: "Triển vọng cho nền kinh tế tổng thể của Singapore và đặc biệt là thị trường việc làm có thể xấu đi trong quý 2, nhưng chúng tôi tin rằng nền GDP của Singapore sẽ không phải chứng kiến mức sụt giảm nghiêm trọng như năm ngoái".

"Các số liệu xuất khẩu trong nước ngoài dầu mỏ gần đây cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ và dự kiến ​​sẽ tiếp tục phục hồi do nhu cầu toàn cầu về chất bán dẫn, thiết bị sản xuất tiên tiến và các thành phần dược phẩm tăng cao."

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)