Các công ty có trụ sở tại Singapore chuyển sang tuyển dụng từ xa trong bối cảnh khủng hoảng về nhân tài công nghệ

14:39 24/05/2021

Tìm kiếm nhân tài công nghệ từ lâu đã là một thách thức đối với các công ty ở Singapore, một hòn đảo với dân số chỉ 5,7 triệu người.

Với việc ngày càng nhiều chuyên gia công nghệ toàn cầu và khu vực đặt trụ sở tại Singapore, cuộc săn tìm nhân tài ngày càng được tăng cao, thúc đẩy các công ty tích cực chuyển sang hình thức tuyển dụng và làm việc từ xa.

Tìm kiếm tài năng công nghệ từ lâu đã trở thành một thách thức đối với các công ty ở đảo quốc nhỏ bé Singapore. (Ảnh của Akira Kodaka)
Tìm kiếm tài năng công nghệ từ lâu đã trở thành một thách thức đối với các công ty ở Singapore. Ảnh:Akira Kodaka/ Nikkei Asia. 

Đại dịch cũng đã thúc đẩy xu hướng tuyển dụng từ xa từ các khu vực lân cận trong hơn một năm vừa qua. 

Kể từ năm ngoái, những gã khổng lồ công nghệ như Zoom, Stripe, ByteDance, Tencent, Huawei và Alibaba đã mở văn phòng và trụ sở mới tại Singapore, cùng với những công ty như Sea Limited và Grab đang tiếp tục mở rộng mạnh mẽ.

Ví dụ, trên trang web tuyển dụng của ByteDance, tính đến ngày 18 tháng 5, có 316 vị trí có sẵn tại Singapore, trong tổng số 1.151 vị trí trên toàn cầu. Dữ liệu từ LinkedIn cho thấy, công ty là nhà tuyển dụng hàng đầu trong ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin ở Singapore tính đến tháng 2 năm 2021, tiếp theo là đơn vị thương mại điện tử của Sea, công ty mẹ của Shopee và Foodpanda - nền tảng giao hàngntrực tuyến thuộc sở hữu của Delivery Hero

Cổng thông tin tuyển dụng NodeFlair, nơi giúp Ant Financial, ByteDance và Shopee đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của họ, cho biết, 730 vị trí công nghệ được tuyển dụng mỗi tuần cho các vị trí như nhà phát triển full-stack, kỹ sư back-end, kỹ sư vận hành hệ thống và kỹ sư dữ liệu.

Các công ty đã đăng tuyển dụng nhiều nhất là Apple, Rakuten, Binance, ByteDance, Facebook, Singte, Shopee, JPMorgan Chase, và cơ quan chính quyền địa phương GovTech, đồng sáng lập NodeFlair.

Nhu cầu ngày càng tăng về nhân tài từ các công ty lớn hơn đã khiến các công ty nhỏ ngày càng khó tìm được người phù hợp. Kian Chong Chan, chuyên gia tuyển dụng của công ty cho biết: “Vì những công ty lớn đã có giá trị thương hiệu nên rất nhiều tìm việc sẽ đổ xô theo, đặc biệt là các kỹ sư mới. Và tất nhiên những công ty lớn sẽ đưa ra mức lương cao. 

Một báo cáo được công bố vào tháng 3 bởi công ty đầu tư mạo hiểm Monk's Hill Ventures và trang web tuyển dụng Glints cho biết, những gã khổng lồ này có nhiều khả năng đưa ra mức giá cao hơn thị trường cho các ứng viên mà họ tìm kiếm. Các vị trí kỹ thuật, vi trí lãnh đạo nhiều hơn ít nhất 50% so với các vị trí ngoài lề khác như những vị trí trong bán hàng và tiếp thị.

Người lao động ở Singapore thường yêu cầu một gói trả lương cao hơn so với các đối tác của họ ở các nước láng giềng. Ví dụ, một nhà phát triển phụ trợ cơ sở ở Singapore có thể kiếm được ít nhất 2.400 đô la một tháng, nhiều hơn bốn lần so với các công ty đặt tại Indonesia hoặc Việt Nam, báo cáo nhấn mạnh.

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, các kỹ sư của công ty khởi nghiệp công nghệ sức khỏe MyDoc đã có trụ sở tại Ấn Độ và Việt Nam cho biết, mức lương của các nhà phát triển tại Ấn Độ chỉ bằng 39% so với mức lương mà một vị trí tương tự ở Singapore kiếm được.

Giám đốc điều hành của Spire Research & Consulting, Leon Perera cho biết, việc các công ty khởi nghiệp chuyển hướng ra nước ngoài là điều tự nhiên do tỷ lệ đốt vốn cao của họ. Và trong bối cảnh dịch Covid-19, việc tuyển dụng và các khoản đầu tư nước ngoài vào các nền kinh tế này đã chậm lại,” Perera nói và chỉ thêm rằng “việc các công ty khởi nghiệp thuê người từ xa đang trở nên trở nên dễ dàng hơn”.

Đồng sáng lập của Impress.ai, Sudhanshu Ahuja cho biết, làm việc từ xa cũng có những lợi ích. "Nếu chúng tôi muốn sản phẩm của mình trở nên toàn cầu ... chúng tôi cần những người có suy nghĩ khác. Nếu bạn tuyển những người làm cùng một nền văn hóa, lớn lên trong cùng một môi trường, bạn không thể có sự đa dạng về ý tưởng”, ông nói. Công ty của ông cung cấp phần mềm tuyển dụng dựa trên AI, có 25 nhân viên công nghệ ở Ấn Độ và 4 nhân viên ở Singapore.

Tuy nhiên, các công ty có thể không muốn tiếp tục thực thi làm việc từ xa sau khi đại địch kết thúcLawrence Loh, Giáo sư kinh doanh tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Làm việc từ xa không bao giờ có thể là trụ cột chính của một công ty. Tại nơi làm việc, bạn cần gắn kết cùng tất cả mọi người".

Ông nói thêm, có những vấn đề về tổ chức đi kèm với làm việc từ xa như an ninh mạng, bảo mật và quản lý năng suất của nhân viên.

Đối với một số công ty, như công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Hardskills, tuyển dụng từ xa không phải là lựa chọn ưu tiên của họ. Nhưng sự khan hiếm tài năng, cùng với các quy định về giấy phép lao động khó khăn, đã đẩy họ phải tìm các giải pháp mới.

Người đồng sáng lập công ty là Shoba Purushothaman cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng thuê ở Singapore trước đây nhưng không tìm được tài năng phù hợp với mức giá phù hợp.

Công ty muốn có thêm 8 người nữa gia nhập vào cuối năm nay khi mở rộng quy mô ở châu Á và Purushothaman cho biết họ hy vọng sẽ thuê ít nhất 3 người ở Singapore, nhưng cô ấy tỏ ra không mấy lạc quan.

Thị thực ngày càng khó đảm bảo hơn, đặc biệt là sau khi quốc gia này yêu cầu tăng mức lương tối thiểu hàng tháng đối với giấy phép tuyển dụng cho chức vụ giám đốc điều hành và quản lý.

Xu hướng làm việc từ xa làm nổi bật vị thế của Singapore với tư cách là trung tâm công nghệ của Đông Nam Á.

Eugene Tan, Phó Giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore cho biết: "Singapore không phải là một nơi màu hồng. Các nhà đầu tư và công ty có thể chuyển đi nơi khác nếu họ cảm thấy không thể phát triển vì không đủ nhân lực và chính sách nhập cư ngày càng chặt chẽ. Tôi nghĩ đại dịch đã cho thấy rằng làm việc từ xa là thứ có thể trở thành xu hướng chủ đạo."

Để giảm bớt tình trạng khan hiếm nhân lực, chính phủ Singapore đã đưa ra nhiều chương trình học việc và các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng cho những người tìm việc làm tại địa phương về kỹ năng công nghệ, đặc biệt là trong năm qua, khi lượng người nghỉ việc tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Số lượng tuyển sinh vào các khóa học công nghệ thông tin tại các trường đại học địa phương cũng tăng gần gấp đôi, từ khoảng 4.900 vào năm 2016 lên gần 8.400 vào năm 2019, theo dữ liệu của chính phủ.

Ngoài ra còn có các sáng kiến ​​giúp các công ty dễ dàng thu hút các giám đốc điều hành công nghệ nước ngoài. Chính phủ đưa ra chương trình Tech Pass với tiêu chí mức lương tối thiểu 15.000 USD nhằm thu hút các chuyên gia trong ngành.

Nhưng những bước này có thể không đủ thu hút các chuyên gia công nghệ mà Singapore cần. Tháng 6 năm ngoái, Bộ trưởng phụ trách Sáng kiến ​​Quốc gia Thông minh, Vivian Balakrishnan, cho biết, Singapore chỉ đào tạo được 2.800 sinh viên tốt nghiệp ngành thông tin và truyền thông hàng năm nhưng cần 60.000 chuyên gia công nghệ trong ba năm tới.

Các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu xem liệu họ có thể giảm bớt các yêu cầu về thị thực hoặc đưa ra những cách thức để thu hứt sự quan tâm nhiều hơn đến các công việc công nghệ, các nhà quan sát cho biết.

Một số người trong ngành tin rằng những trở ngại sẽ không đe dọa vị thế của Singapore như một trung tâm tài chính với luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ và khả năng kết nối với các nước trên thế giới

Jixun Foo, đối tác quản lý của GGV Capital cho biết, Đông Nam Á nói chung cần xây dựng nền tảng nhân tài, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư. Ông nói: “Grab, Gojek và Sea sẽ thúc đẩy rất nhiều nhân tài ở Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ. Nhưng ông lạc quan rằng khi Singapore sẽ trở thành một cường quốc công nghệ, mọi người sẽ bị thu hút làm việc ở đây".

Lyly (Theo Nikkei Asia)