Thứ năm 26/12/2024 07:49
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

AI đang dẫn đầu cuộc đua trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á?

25/12/2024 16:49
Malaysia đã nổi lên như ứng viên hàng đầu thách thức vị thế của Singapore, nhưng Thái Lan cũng đang nhanh chóng trở thành một đối thủ tiềm năng trong cuộc đua trung tâm dữ liệu.
AI đang dẫn đầu cuộc đua trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á?
AI đang dẫn đầu cuộc đua trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á? (Ảnh: Nikkei Asia).

Sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) đã khởi đầu một cuộc đua toàn cầu giữa các quốc gia nhằm xây dựng thêm trung tâm dữ liệu và gia tăng công suất. Tại khu vực Đông Nam Á, hàng tỷ USD đã được cam kết để xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trong năm nay.

Theo đó, Singapore đã mở cửa trở lại với các khoản đầu tư mới từ năm 2022, sau khi áp đặt lệnh cấm xây dựng trung tâm dữ liệu vào năm 2019. Dù bị gián đoạn ba năm, quốc đảo này vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với tổng công suất 1,4 gigawatt (GW) và đang nhắm tới việc bổ sung thêm 300 megawatt. Hiện tại Singapore đã có hơn 70 trung tâm dữ liệu.

Công suất của trung tâm dữ liệu được đo bằng lượng điện tiêu thụ, tính theo watt. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định rằng hạn chế về không gian và nguồn điện có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng của Singapore trong lĩnh vực này.

Đáng chú ý, Malaysia đã nổi lên như ứng viên hàng đầu thách thức sự thống trị của Singapore, trong khi Thái Lan cũng đang nhanh chóng vươn lên trở thành đối thủ tiềm năng, theo các nhà phân tích.

Khi cuộc đua xây dựng các cơ sở lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu bùng nổ của AI ngày càng gay gắt, liệu Malaysia có giữ vững vị trí ở Đông Nam Á?

Theo tờ The Business Times, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng Malaysia có nhiều lợi thế hơn so với Thái Lan và Indonesia.

Bà Vivian Wong, nhà phân tích cấp cao tại công ty nghiên cứu thị trường DC Byte, cho biết Malaysia đang “vượt xa đáng kể” các nước láng giềng trong khu vực. Bà lưu ý rằng Malaysia đã đạt được hơn một nửa công suất của Singapore chỉ trong khoảng ba năm, với sự tăng trưởng vượt bậc từ Johor (một bang miền nam của Malaysia) nhờ “nhu cầu từ lệnh cấm của Singapore”. Điều này “tạo nền tảng cho làn sóng mở rộng trong tương lai”, bà nhận định.

Các nhà phân tích của RHB Jeffrey Tan và Wan Muhammad Ammar Affan cũng lạc quan về triển vọng của Malaysia. Họ nhận định rằng Malaysia “sẽ trở thành trung tâm dữ liệu lớn nhất khu vực ASEAN”. Hai nhà phân tích chỉ ra rằng hơn 1 GW công suất dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong hai năm tới, gấp đôi công suất hiện tại của Malaysia.

Theo RHB, điều này có nghĩa là lượng trung tâm dữ liệu tiềm năng đến năm 2028 sẽ cao gấp mười lần so với những gì Malaysia đã xây dựng trong hai thập kỷ qua, vượt qua Singapore. Các nhà phân tích cũng cho rằng công suất của Singapore – hiện lớn nhất Đông Nam Á – sẽ ổn định ở mức 1,4 GW do hạn chế về đất đai và các điều kiện nghiêm ngặt đối với các dự án mới.

Ngoài việc thu hút các tập đoàn công nghệ toàn cầu như Microsoft, Google và Amazon cam kết xây dựng trung tâm dữ liệu, Malaysia còn nhận được các khoản đầu tư từ các công ty khu vực như ByteDance. Ngoài ra, chính phủ Malaysia cho biết đã phê duyệt các khoản đầu tư số hóa trị giá 141,7 tỷ RM (khoảng 31,59 tỷ USD) trong 10 tháng đầu năm nay.

Góp phần vào sự lạc quan với tham vọng trung tâm dữ liệu của Malaysia là kế hoạch sắp tới cho Khu kinh tế đặc biệt Johor-Singapore (JS-SEZ). RHB nhận định khu vực này có thể củng cố thêm vị thế của bang Johor, miền nam Malaysia, như một trọng điểm về trung tâm dữ liệu.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng các khoản đầu tư đang tạo áp lực lên tài nguyên điện và nước của Malaysia. Vào tháng 11, bang Johor cho biết đã từ chối gần 30% đơn đăng ký xây dựng trung tâm dữ liệu trong năm tháng trước đó. Điều này nhằm bảo tồn tài nguyên và điều tiết các ngành để đảm bảo lợi ích tối đa cho nền kinh tế địa phương.

Đây cũng là lý do một số nhà phân tích đánh giá Thái Lan như một ứng viên cạnh tranh với Malaysia, nhờ nguồn cung điện dồi dào có thể lấn át đối thủ.

Morgan Stanley nhận định thị trường điện của Thái Lan – nơi cung vượt cầu trong gần một thập kỷ – sẽ thu hút các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn như Amazon, Microsoft và Google. Báo cáo của công ty này cho biết: “Thái Lan c ó tỷ lệ năng lượng tái tạo cao nhất ASEAN, ở mức 20%, đây là yếu tố quan trọng cho các công ty muốn giảm phát thải carbon”.

Báo cáo cũng nhấn mạnh sự thiếu rõ ràng về tác động của phát triển AI tạo sinh đối với Thái Lan, nơi đã thu hút khoảng 9 tỷ USD đầu tư từ các công ty lớn để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây.

Không chỉ Morgan Stanley, Macquarie cũng nhận định Thái Lan đang trong giai đoạn đầu của “cơn sốt trung tâm dữ liệu”, trong khi Malaysia gặp khó khăn để đáp ứng nhu cầu tăng cao.

Dù cuộc đua thống trị trung tâm dữ liệu Đông Nam Á hiện tập trung vào Malaysia và Thái Lan, một câu hỏi được đặt ra là vì sao Indonesia không phải là lựa chọn hàng đầu?

Về số lượng trung tâm dữ liệu, Indonesia vượt xa Singapore – nơi có hơn 70 trung tâm – với 145 trung tâm dữ liệu. Nước này cũng dẫn trước Malaysia và Thái Lan. Tuy nhiên, chỉ số quan trọng về công suất hoạt động thực tế lại thua xa: chỉ 261 MW – bằng một nửa Malaysia và một phần tư Singapore, theo số liệu từ DC Byte.

Ông Glen Duncan, Giám đốc nghiên cứu trung tâm dữ liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại JLL, cho biết nguyên nhân là do các nhà vận hành trung tâm dữ liệu và các tập đoàn công nghệ lớn ưu tiên Johor hơn các khu vực như Batam, để nắm bắt nhu cầu dội từ Singapore.

Ông Duncan cho biết: “Vị trí gần với hệ thống hạ tầng số dày đặc và hệ sinh thái kết nối của Singapore cũng là lý do chính giúp Johor đảm nhận vai trò trung tâm AI”.

Đặc biệt khi nhìn vào sự chênh lệch lớn về dân số – 281,6 triệu người của Indonesia so với 33,5 triệu của Malaysia. “Công suất dự kiến của Malaysia có khả năng đáp ứng nhu cầu khu vực, trong khi hạ tầng của Indonesia chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu nội địa”, bà Wong từ DC Byte nhận định.

Tin bài khác
Các ngân hàng lớn kiện Fed vì bài kiểm tra sức chịu đựng hàng năm

Các ngân hàng lớn kiện Fed vì bài kiểm tra sức chịu đựng hàng năm

Các ngân hàng lớn và nhóm doanh nghiệp tại Mỹ vừa đệ đơn kiện Fed, cáo buộc quy trình kiểm tra sức chịu đựng hàng năm thiếu minh bạch, vi phạm pháp luật và yêu cầu điều chỉnh để đảm bảo công khai hơn.
Sáp nhập Nissan - Honda có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp ô tô?

Sáp nhập Nissan - Honda có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp ô tô?

Việc sáp nhập Nissan và Honda sẽ tạo ra nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chuyển đổi sang năng lượng sạch, nâng cao cạnh tranh trong ngành ô tô toàn cầu.
Honda và Nissan bắt đầu đàm phán sáp nhập

Honda và Nissan bắt đầu đàm phán sáp nhập

Trong cuộc cải tổ lịch sử của ngành công nghiệp ô tô, Honda và Nissan đồng ý bắt đầu đàm phán sáp nhập. Việc sáp nhập tiềm năng, thông qua việc thành lập một công ty cổ phần chung, có thể bao gồm sự tham gia của đối tác Mitsubishi Motors của Nissan.
Ông Donald Trump ủng hộ việc TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ

Ông Donald Trump ủng hộ việc TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bất ngờ ủng hộ TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ, bất chấp áp lực thoái vốn từ Thượng viện do lo ngại an ninh quốc gia.
Các hãng xe điện Trung Quốc gặp khó tại EU khi thuế quan tăng cao

Các hãng xe điện Trung Quốc gặp khó tại EU khi thuế quan tăng cao

Các hãng xe điện Trung Quốc đang đối mặt với sự thách thức gia tăng tại thị trường EU do các mức thuế nhập khẩu mới, lên tới 35%, đã làm suy giảm thị phần và tăng chi phí nhập khẩu.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu, ngăn chính phủ đóng cửa vào phút chót

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu, ngăn chính phủ đóng cửa vào phút chót

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu vào phút chót, ngăn việc chính phủ đóng cửa. Dự luật vẫn phải chờ Thượng viện và Tổng thống Biden ký thành luật, bảo đảm hoạt động liên bang đến tháng 3.
Ông Donald Trump yêu cầu EU phải mua dầu khí từ Mỹ trong tối hậu thư thương mại

Ông Donald Trump yêu cầu EU phải mua dầu khí từ Mỹ trong tối hậu thư thương mại

Ông Donald Trump yêu cầu EU giảm thâm hụt thương mại của Mỹ bằng cách tăng mua dầu khí, đe dọa sẽ áp thuế nếu không thực hiện, trong bối cảnh quan hệ kinh tế xuyên Đại Tây Dương đầy biến động.
Chính phủ Mỹ đối mặt nguy cơ đóng cửa khi dự luật chi tiêu do ông Trump ủng hộ bị từ chối

Chính phủ Mỹ đối mặt nguy cơ đóng cửa khi dự luật chi tiêu do ông Trump ủng hộ bị từ chối

Chính phủ Mỹ đối diện nguy cơ đóng cửa khi dự luật chi tiêu do ông Trump ủng hộ bị từ chối tại Hạ viện, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế và giao thông dịp lễ Giáng sinh.
Nền kinh tế Nga đang “quá nóng”, lạm phát là “tín hiệu đáng lo ngại”

Nền kinh tế Nga đang “quá nóng”, lạm phát là “tín hiệu đáng lo ngại”

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thừa nhận rằng lạm phát đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với Nga, đồng thời cảnh báo nền kinh tế nước này đang trong tình trạng "quá nóng".
“Giai đoạn mới” của Fed sẽ chấm dứt thời kỳ thăng hoa của Phố Wall

“Giai đoạn mới” của Fed sẽ chấm dứt thời kỳ thăng hoa của Phố Wall

Fed đã chuyển hướng chính sách và giảm lãi suất thận trọng hơn. Chủ tịch Jerome Powell còn cảnh báo về tình hình lạm phát phức tạp và triển vọng kinh tế mờ mịt.
Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN

Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, Trung Quốc đã đẩy mạnh FDI vào ASEAN, nhắm đến xe điện (EV), chất bán dẫn và năng lượng tái tạo.
Nội các toàn tỷ phú của ông Donald Trump liệu có mang lại cơ hội mới ?

Nội các toàn tỷ phú của ông Donald Trump liệu có mang lại cơ hội mới ?

Giá trị tài sản ròng của những thành viên giàu có trong chính quyền của ông Donald Trump có thể vượt 460 tỷ USD, riêng tỷ phú Elon Musk sở hữu hơn 400 tỷ USD.
Fed hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm, báo hiệu tốc độ cắt giảm chậm lại

Fed hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm, báo hiệu tốc độ cắt giảm chậm lại

Fed hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm, báo hiệu tốc độ cắt giảm chậm lại, trong bối cảnh lạm phát cao và kinh tế Mỹ duy trì tăng trưởng mạnh mẽ, đặt ra nhiều thách thức cho chính sách tương lai.
Bắc Kinh và ông Trump đề cao triển vọng hợp tác Mỹ - Trung

Bắc Kinh và ông Trump đề cao triển vọng hợp tác Mỹ - Trung

Bắc Kinh và Washington đã thể hiện thái độ hợp tác, bất chấp căng thẳng leo thang do đại dịch COVID-19 và những chính sách quyết liệt từ ông Trump, tạo hy vọng cho một chương mới trong quan hệ song phương.
Lãi suất trung lập của Fed là gì và tại sao nó quan trọng?

Lãi suất trung lập của Fed là gì và tại sao nó quan trọng?

Lãi suất trung lập của Fed đóng vai trò then chốt trong điều tiết kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lãi suất, lạm phát và đầu tư trái phiếu trên thị trường tài chính.