Các hãng xe điện Trung Quốc gặp khó tại EU khi thuế quan tăng cao (Ảnh: Reuters). |
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã ghi nhận thị phần xe điện (EV) tại châu Âu thấp nhất trong tám tháng, sau khi các mức thuế mới làm tăng chi phí nhập khẩu xe vào khu vực này thêm tới 35%.
Theo hãng nghiên cứu ô tô Dataforce, các thương hiệu như BYD và MG của Saic Motor chiếm 7,4% số lượt đăng ký xe điện tại Liên minh châu Âu (EU) trong tháng 11, giảm so với mức 8,2% trong tháng 10. Được biết đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3.
EU đã áp dụng mức thuế bổ sung vào cuối tháng 10, sau khi một cuộc điều tra cho thấy trợ cấp của nhà nước đã mang lại lợi thế không công bằng cho ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhiều tháng đàm phán đã không giải quyết được tranh chấp thương mại, khiến Brussels tăng thêm các khoản phí mới vào mức thuế nhập khẩu 10% hiện hành.
Theo đó, tất cả các xe điện sản xuất tại Trung Quốc đều chịu mức thuế này, bao gồm cả những mẫu xe của các thương hiệu phương Tây như BMW và Tesla. Tuy nhiên, mức thuế áp dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức hỗ trợ mà nhà sản xuất nhận được và việc họ có hợp tác với cuộc điều tra của EU hay không.
Saic, công ty mẹ thuộc sở hữu nhà nước của MG, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với tổng mức thuế hiện lên tới 45%. Là thương hiệu xe Trung Quốc bán chạy nhất tại châu Âu trong một thời gian dài, MG đã gặp khó khăn gần đây với số lượt đăng ký giảm 58% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu từ Jato Dynamics.
Trong khi MG suy giảm, BYD đã tiếp tục tiến lên, với số lượt đăng ký trên khắp châu Âu tăng hơn gấp đôi trong tháng 11, đạt 4.796 xe.
“BYD đang chiếm lĩnh thị trường trong khi MG chịu thiệt hại nặng nề”, nhà phân tích Julian Litzinger của Dataforce nhận xét. Ông Julian Litzinger cho biết sự tăng trưởng của BYD là tích cực, với gần 80% số lượt đăng ký thuộc về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Các hãng xe Trung Quốc, mong muốn mở rộng sang các thị trường lớn trên thế giới, đã vấp phải sự kháng cự tại châu Âu sau khi bị loại khỏi thị trường Mỹ.
Chi phí pin thấp hơn mang lại lợi thế giá cả cho các hãng Trung Quốc, nhưng điều này đã kích hoạt các biện pháp bảo hộ khi các quan chức Mỹ và EU nỗ lực bảo vệ các nhà sản xuất ô tô trong nước. Ngành công nghiệp này, vốn sử dụng hàng trăm nghìn lao động tại Đức, Pháp và Ý, đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi khỏi xe chạy bằng động cơ đốt trong.
Dù các mức thuế của EU đã làm giảm đà tiến của Trung Quốc tại khu vực này, nhưng tác động chung lại nhỏ hơn dự đoán, theo ông Litzinger.
Tại Đức và Pháp, số lượt đăng ký xe điện của các nhà sản xuất Trung Quốc trong tháng 11 đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước, ông Litzinger cho biết. Ngược lại, các hãng xe điện Trung Quốc ghi nhận mức tăng 17% so với năm trước tại Anh, nơi không thuộc EU và không áp dụng các mức thuế này.
Từng được coi là không thể tránh khỏi, xu hướng chuyển đổi sang xe điện đã chậm lại trong năm 2024 tại nhiều thị trường toàn cầu và trở nên khó dự đoán hơn, buộc các nhà sản xuất ô tô phải xem xét lại chiến lược từ danh mục sản phẩm, địa điểm nhà máy đến cơ cấu tổ chức.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang có những bước đi nhằm nội địa hóa sản xuất tại châu Âu, nhưng cần thời gian để những nỗ lực này đạt được hiệu quả.
Trên toàn cầu, các công ty ô tô đang tìm cách chia sẻ chi phí để theo kịp với những thay đổi công nghệ đắt đỏ. Tuần trước, Nissan Motor, hãng xe đang gặp khó khăn, đã cân nhắc hợp tác với nhà sản xuất Honda Motor của Nhật Bản, một phần để tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xe điện.
Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng chính sách hỗ trợ kinh tế tại Mỹ Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng chính sách hỗ trợ từ Mỹ, sau tín hiệu lạm phát hạ nhiệt. Các hợp đồng tương lai dầu Brent và WTI đều tăng 0,5%, khi thị trường lạc quan hơn về triển vọng kinh tế. |
Các thương hiệu xa xỉ đang tập trung vào dòng sản phẩm giá thấp Đối mặt với thách thức nhu cầu suy giảm, các thương hiệu xa xỉ đang chuyển hướng sang sản phẩm giá hợp lý nhằm thu hút khách hàng trung lưu, dù có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận và định vị thương hiệu. |
Ông Donald Trump yêu cầu EU phải mua dầu khí từ Mỹ trong tối hậu thư thương mại Ông Donald Trump yêu cầu EU giảm thâm hụt thương mại của Mỹ bằng cách tăng mua dầu khí, đe dọa sẽ áp thuế nếu không thực hiện, trong bối cảnh quan hệ kinh tế xuyên Đại Tây Dương đầy biến động. |